• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
36 lượt xem

1. Câu thơ ‘Biển cho ta cá như lòng mẹ- Nuôi lớn đời ta từ buổi nào trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa gì? A. Nói lên sự rộng lớn, kì vĩ của biển cả B. Nói lên biển cả giàu có, phong phú C. Nói lên vẻ đẹp lung linh của biển cả D. Nói lên sự ân nghĩa thủy chung của biển cả 2. Hai câu thơ: ‘ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có 1 trái tim’ trong ‘bài thơ về tiểu đội xe không kính’ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Hoán dụ 3. Câu thơ nào sau đây trong bài thơ ‘’ Đoàn thuyền đánh cá’ cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân chài? A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng B. Dân đan thế trận lưới vây giăng C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời 4. Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá’ là gì? A. Miêu tả cảnh hoàng hôn và sự phong phú của các loại cá biển B. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người C. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển D. Miêu tả cảnh lao động trên biển 5. Hình ảnh những chiếc xe không kính trong ‘ bài thơ về tiểu đội xe không kính’ có ý nghĩa gì? A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dung cảm, sôi nổi, trẻ trung B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe 6. Câu thơ: ‘Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim’ trong ‘bài thơ về tiểu đội xe không kính’ sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. Ẩn dụ 7. ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau đại thắng mùa xuân 1975 8. Giọng điệu trong bài thơ ‘bài thơ về tiểu đội xe không kính’ được thể hiện thế nào A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hơp với đối tượng miêu tả B. Trữ tính, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miếu tả C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả D. Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả 9. Phép tu từ trong khổ thơ sau trích bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá’ có tác dụng gì? ‘Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng’ A. Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả B. Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển C. Làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, lớn lao D. Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người 10. Qua bài thơ ‘Bếp lửa’ tác giả muốn nói điều gì? A. Nói về vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con con và cháu D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đáng chiến đấu ở xa 11. Nhận định nói đúng nhất tiếng chim tu hú trong bài thơ ‘ Bếp lửa’ ? A. Báo hiệu 1 mùa hè đã đến B. Gợi ra tình cảnh vắng vẻ, cô đơn của 2 bà cháu C. Nói lên nỗi nhớ mong của cháu về bà D. Gợi kỉ niệm bà kể chuyện về Huế 12. Hình ảnh nào sau đây trong bài thơ ‘Bếp lửa’ gợi lại dòng hồi tưởng sâu sắc của tác giả về bà ? A. Người cháu B. Bếp lửa C. Tiếng chim tu hú D. Cuộc chiến tranh 13. Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá’? A. Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng B. Giọng thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật D. Cách gieo vần có nhiều biến hóa linh hoạt 14. Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào? A. Kháng chiến chống Pháp B. Kháng chiến chống Mĩ C. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 D. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 15. Nội dung các ‘câu hát’ trong bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá’ có ý nghĩa như thế nào? A. Biểu hiện của sức sống căng tràn của thiên nhiên B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động C. Thể hiện sự vô địch của con người D. Thể hiện sự bao la, hung vĩ của biển cả 16. Khổ thơ ‘Lên 4 tuổi… sống mũi còn cay’ trong bài thơ ‘Bếp lửa’ nói về nội dung gì? A. Chủ yếu miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc B. Là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu C. Chủ yếu là hình ảnh người bố đi đánh xe khổ cực D. Nói về cảnh khói hun của nhóm bếp 17. Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau trong bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá’ -Huy cận Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nói quá 18. Có ý kiến cho rằng hình ảnh người lính trong ‘bài thơ về tiểu đội xe không kính’ giống hình ảnh người lính trong ‘Đồng chí’ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 19. Bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá’ viết về vùng biển địa danh nào? A. Thanh Hóa B. Quảng Ninh C. Hải Phòng D. Nghệ An 20. Nhân vật chính trong bài thơ ‘Bếp lửa’ là ai? A. Người bà B. Người bố C. Người cháu D. Người mẹ

2 đáp án
32 lượt xem

Giáo sư Wiliam L.stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy: “Wiliam yêu quý của ta ! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta , sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ em sẽ bất ngờ, khi biết rằng ta đã dạy học hơn 30 năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta chưa từng một lần được cảm nhận Câu 1 : Xác định PTBĐ chính của phần trích trên? Câu 2 : Nêu nội dung chính của phần trích trên? Câu 3 : Phát hiện và phân tích tác dụng của BPTT nhân hoá được sử dụng trong câu văn : “ Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta chưa từng một lần được cảm nhận “ Câu 4 : Thông điệp tác giả gửi gắm qua phần trích trên là gì? Câu 5 : Từ nội dung của phần trích trên, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống

1 đáp án
33 lượt xem

Giúp mình với ạ Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Những ngày qua, hình ảnh nhiều đôi bàn tay “kì lạ” đã được cộng đồng truyền nhau. Có một nữ sinh viên y khoa xinh đẹp, chụp và đăng hai bức ảnh “trước và sau”. Trước kia, bàn tay ấy trắng xinh, thon thả, nuột nà và rất “điệu đà” với những móng tay sơn màu hồng cánh sen ngọt ngào. Bây giờ, những chiếc móng tay cắt cụt ngủn trên một bàn tay sần sùi, bủng beo, đầu ngón tay móp méo. Và còn hàng ngàn đôi bàn tay mà chúng ta không thể thấy vì không xuất hiện trên mạng xã hội, những đôi bàn tay mà đến chủ nhân của chúng cũng dường không nhận ra đó là tay mình. Nó không chỉ sưng phồng, móp méo, tím đỏ vì đeo găng tay cao su bó sát trong nhiều giờ liên tục. Nó còn mỏi nhừ, đau đớn, đôi khi mất cả cảm giác. Những bàn tay ấy đã trải qua những gì? Đó là những ngày dài liên tục thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm suốt ngày, xuyên đêm cho hàng ngàn người, đặc biệt trong các khu phong tỏa. Đó là những ca cấp cứu đến liên tục với cảm giác dường như bất lực. Đó là những khoảnh khắc tháo găng tay, mỏi rời, đau buốt vì da tay bị bào mòn tiếp xúc với nước sát trùng. Lấy tay ra khỏi găng tay, đến chiếc điện thoại còn không nhận ra vân tay chủ nhân của nó. Nhưng, những đôi bàn tay chỉ là khởi đầu của câu chuyện. Chịu đựng sự vất vả và hy sinh không chỉ có những đôi bàn tay. Giữa những ngày hè nóng bức, ở Bắc Giang, Hà Nội, Sài Gòn... có biết bao y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên khoác lên mình bộ bồ bảo hộ để làm nhiệm vụ. Suốt một ngày dài, những bộ đồ bảo hộ sũng nước, dán chặt vào cơ thể. Ngâm trong mồ hôi nhiều giờ liên tục, hậu quả là những bàn chân sưng phồng, tróc lở, những vùng da mẩn ngứa, viêm loét, dị ứng, đỏ rực. Những bàn tay nhăn nheo ấy chính là những “bàn tay vàng” cứu bao sinh mạng, rất đẹp đẽ, đáng trân trọng. Xin hãy tri ân họ, bằng trái tim và bằng hành động tích cực của mình. ( Báo Pháp Luật ngày 1/8/2021 trích Chuyện kể từ đôi bàn tay ) a/ Cho biết nội dung đoạn trích ? (1đ) b/ Xác định 1 phép tu từ trong đoạn 3 và cho biết tác dụng ?(1đ) c/ Viết từ 5 đến 7 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh những đôi bàn tay được miêu tả “Nó không chỉ sưng phồng, móp méo, tím đỏ vì đeo găng tay cao su bó sát trong nhiều giờ liên tục. Nó còn mỏi nhừ, đau đớn, đôi khi mất cả cảm giác.” (1đ)

2 đáp án
29 lượt xem

Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn. Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng ấp của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.” Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”. Anh này mở chiếc lồng của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.[…] (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86- 87) Trả lời câu hỏi sau: 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? 2. Em đồng ý với cách ứng xử của ai trong ba người đàn ông và vì sao?

2 đáp án
43 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem