viết văn nghị luận nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong" Người Con Gái Nam Xương"
2 câu trả lời
Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng. Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực! Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịu dàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao.
Hok tốt ^^
Xin ctlhn nha vì mình đang cày cho nhóm ạ ω.
@BearChan. #HoiDap247.
Mẹ chồng mất đi, nàng còm cõi một thân nuôi con, không có ai nương tựa, vì thương chồng, thương con thiếu vắng tình cảm của cha mà Vũ Nương mới nghĩ ra trò trỏ bóng mình trên vách mà kể cho con trai rằng đó là cha nó, cha nó về thăm nó. Những không ngờ nguồn con những bi kịch cuộc đời nàng lại từ đây mà ra. Ước nguyện gia đình sum tụ trở thành hiện thực nhưng vì thói ghen tuông, đa nghi thấm sâu trong bản chất khó bỏ của Trương Sinh, nghe lời con thơ, không chịu nghe lời vợ giải thích mà hắn đã kết luận rằng Vũ Nương thất tiết, nóng nảy đáng nàng rồi đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương đau đớn khôn cùng đến nỗi phải gào thét với cuộc đời: ‘Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”…..
Trương Sinh với bản chất của kẻ luôn cho mình cái chức trọng nam quyền lại được dung túng bởi cái xã hội trọng nam khinh nữ ấy đã tự tay hủy hoại hạnh phúc gia đình của mình. Cái giá mà Trương Sinh phải trả là không đắt nhưng lại quá bất công với nàng Vũ Nương.