2 câu trả lời
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Đoàn thuyền đánh cá là thi phẩm xuất sắc của HUy Cận được viết sau Cách mạng. Bài thơ được viết trong thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và là kết quả của chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh của tác giả. Nói đến Đoàn thuyền đánh cá, điều người đọc ấn tượng hơn cả đó là hình giàu có của biển khơi cùng sự lao động hăng say của người ngư dân trong khổ bốn và khổ năm của bài:
TRong khổ thơ thứ tư, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh biển khơi giàu có:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Tác giả sử dụng hình ảnh liệt kê: cá nhụ, cá chi, cá đé, cá song. Như vậy biển hiện lên với sự phong phú, đa dạng về muôn ngàn loài cá. Sự giàu có của biển khơi chính là niềm tin, là niềm vui với con người. Đặc biệt, nghệ thuật ẩn dụ "Cá song lấp lánh đuốc đen hồng' đã cho người đọc hình dung về sụ độc đáo của loài cá này. Từ hình ảnh cá song thân dẹt, trên thân co những đốm sáng màu đen hồng mà tác giả đã liên tưởng đến ngọn đuốc bởi cá bơi lội, ánh trăng chiếu vào thân cá. Ta thấy khugn cảnh biển đêm lãng mạn, huyền ảo. Cách gọi cá bằng từ "em" là nhân hóa độc đáo góp phần khẳng định sự liên tưởng thú vị của tác giả. Cá bơi đi bơi lại, quẫy nước mà người đọc tưởng chừng nó đang quẫy trăng. Cách gội bày tỏ sự thân mật, gần gũi và cho thấy tình cảm yêu quý của tác giả dành cho những chú cá. Để rồi, đến biển đêm cũng được nhân hóa. Đêm thở hay đó cũng chính là nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của biển khơi.
Trước sự giàu có của biển đêm, người ngư dân tràn ngập niềm tin, hy vọng và cất cao tiếng hát:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Đại từ ta một lần nữa khẳng định tư thế làm chủ biển khơi của người ngư dân. Bài ca ở đây là bài ca gọi cá, tiếng hát vang lên thể hiện niềm tin, sự lạc quan, tin tưởng của tác giả và của ngư dân. Nhân hóa "gõ thuyền đã có nhịp trăng cao độc đáo, ấn tượng. Trăng in trên bóng nước, trăng được sóng vỗ vào mạn thuyền gợi lên liên tưởng "gõ thuyền". Đặc biệt, tình cảm của người ngư dân vơi biển khơi cũng được bộc lộ qua so sánh "Biển cho ta cá như lòng mẹ". Biển mở rộng tấm lòng yêu thương ngư dân, biển là người mẹ chăm chút, biển là người mẹ yêu thương. Sau so sánh, ta thấy sự tự hào, trân trọng, nâng niu và biết ơn của người ngư dân với biển khơi vô tận.
Với hai khổ tư và năm của bài Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận đã góp phần khắc họa chân thực, sống động bức tranh biển khơi và hình ảnh người lao động yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Bạn đọc cũng thấy dược khí thế lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.
Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sinh động về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc, Các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt, làm cho người đọc cảm thấy sự giàu có của biển cá. Hình được miêu tả mơ mộng làm sao: cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Trong cái giàu có đó, ta nghe được nhịp thơ của biển khơi: Đêm thở, sao lùa nước hạ long. Có thật sự yêu mến biển thì nhà thơ mới miêu tả đẹp, nên thơ như vậy được.
Ở khổ thơ tiếp theo:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Nếu như mở đầu bài thơ là tiếng hát căng buồm khi ra khơi thì ở đây lại là ca khúc gọi cá. Tiếng hát được vang lên trong những giờ lao động, xua đi những khó nhọ và làm khô đi nhứng giọt mồ hôi, Trong hương vị mặn mòi của biển, lời hát như khích lệ, giúp cho thành quả lao động được cao hơ. Biển trong khổ thơ được miêu tả hết sức bao dung và hân hậu: biển cả ta cá như lòng mẹ. Người dân chài nhiều năm gắn bó với cuộc đời với biển cả. Vì thế, đối với họ, biển rất gần gũi.
Xin hay nhất. No cop