Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn. Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng ấp của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.” Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”. Anh này mở chiếc lồng của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.[…] (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86- 87) Trả lời câu hỏi sau: 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? 2. Em đồng ý với cách ứng xử của ai trong ba người đàn ông và vì sao?
2 câu trả lời
1/ PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
2/ em đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông thứ 3 vì biết gìn giữ ngọn lửa của chính mình
xin hay nhất
1. Tự sự, nghị luận,
2. Em đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất và đàn ông thứ hai trong câu chuyện. Cách ứng xử của họ là cách ứng xử của những người tốt bụng. Họ đem hơi ấm và những thứ mình có để cho đi, chia sẻ hơi ấm và tình yêu thương. Chính điều đó có thể giúp đỡ được những người khó khăn sau.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm