• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 1: Văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và miêu tả. B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. C. Miêu tả và biểu cảm. D. Tự sự, biểu cảm, nghị luân. Câu 2: Văn bản Lão Hạc (Nam Cao) có sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và miêu tả, biểu cảm. B. Tự sự và biểu cảm, nghị luận. C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. D. Miêu tả và biểu cảm, nghị luận. Câu 3: Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện thông qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” là: A. Cảm xúc, tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt. B. Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo. C. Hình ảnh so sánh mới mẻ. D. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào. Câu 4: Phương thức chính của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là: A.Phương thức kể, miêu tả, biểu cảm. B. Phương thức miêu ta, biểu cảm. C.Phương thức miêu tả. D. Phương thức kể. Câu 5: Kỉ niệm thời thơ ấu của nhân vật Tôi trong văn bản “Tôi đi học” là kỉ niệm gì? A. Kỉ niệm sâu sắc về sân trường Mĩ Lí. B. Kỉ niệm sâu sắc về ngôi trường Mĩ Lí. C. Kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. D. Kỉ niệm sâu sắc trên con đường tiên đi học. Câu 6: Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sang tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép nào? A. Diễn dịch, quy nạp, song hành,… B. Viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bang dấu chấm xuống dòng. C. Do nhiều câu tạo thành. D. Phải có từ chủ đề và câu chủ đề. Câu 7: Cái chết của cụ Bơ – men có ý nghĩa như thế nào với nghệ thuật? A. Chứng minh nghệ thuật phải vị nghệ thuật. B. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ. C. Chứng minh nghệ thuật phải vị nhân sinh. D. Chiếc lá sẽ sống mãi trong lòng người đọc. Câu 8: Những văn bản nào sau đây thuộc văn bản nhật dụng? A. Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số. B. Lão Hạc; Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số. C. Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Tức nước vỡ bờ; Bài toán dân số. D. Trong long mẹ; Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số. Câu 9: Việt Nam tham gia ngày trái đất vào năm nàovà chủ đề là gì? A. Năm 2000 , “Một ngày không sử dụng bao ni lông”. B. Năm 2001, “Một ngày không sử dụng bao ni lông”. C. Năm 2002, “Một ngày không sử dụng bao ni lông”. D. Năm 2003, “Một ngày không sử dụng bao ni lông”.Câu 10: Ngày Trái Đất là ngày nào hằng năm? A. 21-03-1970. B. 22 tháng 04 hằng năm. C. 23 – 4- 1970 D. 22- 4- 1970 Câu 11: Điền chỗ trống trong câu sau: Khói thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến……. A. Sức khỏe. B. Nhân cách. C. Thái độ. D. Đạo đức. Câu 12: Câu văn: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ. Câu 13: Người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? A. Mắc các bệnh như người hút, phụ nữ sinh non, trẻ suy yếu… B. Không mắc các bệnh như người hút, phụ nữ sinh non, trẻ suy yếu… C. Mắc các bệnh như người hút, phụ nữ sinh non, trẻ suy yếu…nhưng nhẹ hơn. D. Mắc các bệnh như người hút, phụ nữ sinh non, trẻ suy yếu…và nặng hơn. Câu 14: Ý nào nói đúng nội dung phần kết của văn bản “Bài toán dân số”? A. Sự bất bình của tác giả trước sự gia tăng dân số quá nhanh. B.Tác giả cho rằng, trong một thời gian nữa, chỗ ở của con người sẽ chỉ bằng một hạt thóc. C. Tác giả đã đề ra một số giải pháp để giảm thiểu gia tăng dân số thế giới. D. Lời kêu gọi loài người cần hạn chế gia tăng dân số. Câu 15: Ý nào không đúng về chủ đề bao trùm được đặt ra trong văn bản “Bài toán dân số”? A. Thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. B. Bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh là hiểm họa rất đáng báo động. C. Khống chế được bùng nổ dân số chính là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của con người. D. Cần đẻ nhiều để thêm nhiều lao động cho đất nước. Câu 16: Trong bao bì nilong có chứa những chất độc hại nào gây ung thư, hại cho não, gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ảnh hưởng tuyến nội tiết,giảm miễn dịch, nôn ra máu, dị tật bẩm sinh,… A. Chứa chì, ca-đi-mi, chất đi-ô-xin B. Chứa chì, chất đi-ô-xin, Pla-xtíc C. Chứa chì, ca-đi-mi. D. Chứa chì, ca-đi-mi, chất đi-ô-xin, Pla-xtíc Câu 17: Nguyên nhân chính của sự gia tăng dân số là gì? A. Do khả năng sinh sản của ngườ phụ nữ trong thực tế là rất cao B. Do nhiều người - nhất là người phụ nữ chưa được hưởng quyền lợi giáo dục. C. Do không có biện pháp kế hoạch hóa gia đình. D. Do kinh tế thấp kém

1 đáp án
8 lượt xem

mn giúp em hoàn thành bài văn hoàn chỉnh với I. Mở bài: Mỗi một quốc gia có một trang phục truyền thống thể hiện bản sắc riêng của đất nước mình. Nếu như Nhật Bản có kimono thì Việt Nam lại nổi tiếng với chiếc áo dài - biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Dù trải qua không ít thăng trầm của lịch sử nhưng đến nay chiếc áo dài vẫn còn vẹn nguyên giá trị. II. Thân bài: 1. Nguồn gốc: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thế kỉ XVIII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo tứ thân. Trải qua thời gian chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động của người phụ nữ Việt Nam. Đến khoảng những năm ba mươi của thế kí hai mươi, hai họa sĩ là Cát Tường và Lê Phổ đã cách tân chiếc áo dài mang màu sắc phương Tây. Sau đó, bà Trịnh Thục Oanh đã có một cuộc cách tân táo bạo hơn: bà đã nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mĩ miều, duyên dáng của người phụ nữ. Như vậy, trải qua bao năm tháng, chiếc áo dài dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay. 2. Cấu tạo: Áo dài được cấu tạo gồm cổ áo, tay áo và thân áo - Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ thuyền, cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U... - Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo, ngày nay để tiện sử dụng người mặc đã thay cúc bằng dây kéo hai bên hông. - Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc, ở phần eo được chít ben góp phần làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà: tà trước và tà sau. Cả hai tà này phải dài qua đầu gối đến mắt cá chân hoặc bàn chân. - Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến cổ tay hoặc hiện nay có nhiều người mặc dài đến khủy tay. Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. 3. Chất liệu: Áo dài thường được may bằng vải mềm và có độ rủ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú: trắng, xanh, vàng, tím... Chọn màu sắc và chất liệu để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc. Nhờ bàn tay khéo léo của những nhà thiết kế, cùng chất liệu mỏng chiếc áo dài đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, kiều diễm, mảnh mai, thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Nét đẹp đó làm say lòng bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam cũng như khách nước ngoài khi tham quan du lịch Việt Nam. 4. Công dụng: Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài là niềm tự hào của y phục dân tộc, thấm đẫm tâm hồn cốt cách Việt Nam. Năm 1970 tại hội chợ quốc tế O-sa-ka ( Nhật Bản) chiếc áo dài Việt Nam đã đạt huy chương vàng về y phục dân tộc. 5. Bảo quản: Áo dài được may bằng chất liệu vải mềm nên đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc. Khi giặt áo, chúng ta chỉ nên giặt bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào móc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và màu sắc đẹp. III. Kết bài: Áo dài được xem là quốc phục của nước Việt Nam. Hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam dù ở đâu nhưng khi nhìn thấy tà áo dài là nhớ về quê hương, đất nước. Đúng như lời bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sỹ Thanh Tùng đã viết: Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!

1 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem

ĐỀ 1: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.” Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Câu 2: Tìm 6 từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể con người có trong đoạn văn thứ nhất. Câu 3 : Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 4 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về tình mẫu tử trong cuộc sống. (viết đoạn văn ko đc chép trên mạng)

2 đáp án
9 lượt xem
1 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem