• Lớp 7
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
20 lượt xem

1. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya là gì? A. Làm cho cảnh vật gần gũi hơn với con người, mang đầy sức sống, sự trẻ trung. B. Làm nổi bật sự nên thơ, quyến rũ của phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hiểm trở, heo hút. C. Làm nổi bật giọng hát đặc trưng của những người con gái nơi núi rừng Việt Bắc. D. Làm nổi bật vẻ đẹp thánh thiện, kiêu sa của dòng suối như thể sắc đẹp của người thiếu nữ. 2. Trong bài thơ Cảnh khuya, cụm từ "chưa ngủ" xuất hiện ở cuối câu thứ ba lặp lại ở đầu câu thứ tư. Sự lặp lại ấy có tác dụng nghệ thuật gì? A. Tạo sự chuyển biến vừa bất ngờ, vừa tự nhiên của tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả. B. Miêu tả chân thực trạng thái, hành động của Bác được lặp đi lặp lại nhiều lần. C. Nối kết hai câu thơ đồng thời tạo một dòng mạch liên tục trong sự vận động của cảm xúc thơ. D. Nhấn mạnh nỗi niềm lo lắng, trăn trở và sự hy sinh to lớn của Bác vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. 3. Bức tranh thiên nhiên trong câu thứ hai của bài thơ Cảnh khuya có đặc điểm gì? A. Bức tranh vô cùng sống động, nhiều màu sắc, hình vẻ, lung linh ấm áp. B. Bức tranh thiên nhiên tĩnh mịch, yên bình nhưng chứa ẩn những sự vận động, thay đổi tinh tế ở bên trong. C. Bức tranh thiên nhiên vừa gần gũi, bình dị vừa đẹp đẽ, kiêu sa. D. Bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, vừa lung linh vừa ấm áp, hòa hợp. 4. Câu thơ thứ ba trong bài thơ Cảnh khuya cho thấy vẻ đẹp gì của Chủ tịch Hồ Chí Minh? A. Thể hiện ý chí vững vàng, kiên định và lòng lạc quan cách mạng của Bác. B. Thể hiện niềm lo lắng, ưu tư của Bác đối với vận mệnh của đất nước. C. Thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. D. Thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc

2 đáp án
17 lượt xem
1 đáp án
16 lượt xem

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Trên con đường dài với bao gập ghềnh thầy và tôi cùng nhau chuyện trò nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật thân thiết và gần gũi như một người bạn lớn tuổi. Tôi còn nhớ có lần thầy hỏi:“Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”. Lúc bé thì còn ngây thơ nên tôi nào hiểu được những gì thầy nói, chỉ khẽ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng: “Trên đoạn đường con đi sau này sẽ có nhiều bông hoa như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu những điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi có đủ can đảm để bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học. Đúng là thầy tôi, những lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng hơn. Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa và thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp mà thầy dành cho tôi. Đó đều là những lời dạy quý giá giúp tôi làm động lực trong những năm tháng dài. Gần 10 năm nay, tôi ít có dịp về thăm thầy. Ngôi trường làng ngày nào đã phai tàn ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn, nhưng dù cho thời gian có trôi qua bao nhiêu thì tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương. a.Nêu nội dung chính của đoạn trích trên b.Tìm 2 từ láy và đặt câu với 2 từ vừa tìm được c.Qua đoạn văn em rú ra được bài học gì hãy viết bằng 1 đoạn văn ngắn(6-8 câu)

1 đáp án
17 lượt xem