• Lớp 7
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
19 lượt xem

Câu 1 ( 4 điểm). Đọc và trả lời các câu hỏi Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. ( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? 2.Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? 3. Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì? 4. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích? 5.Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách

1 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
1 đáp án
18 lượt xem
1 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

ĐỀ SỐ 1: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời cáccâu hỏi bên dưới: - Chết trong còn hơn sống đục - Đói cho sạch, rách cho thơm - Thương người như thể thương thân. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Ngữ văn 7 - tập 2, trang 12 -14) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? Câu 2:Xác định các cặp từ trái nghĩa trong câu (1). Nêu tác dụng. Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên. Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. ĐỀ SỐ 2: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Ngữvăn 7 - tập 2, trang 12 -14) Câu 1 . Các câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 2. Hai câu tục ngữ (2), (3) này có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao? Câu 3: Câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào?Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì? Câu 4. Việc sử dụng sóng cả, tay chèo tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

2 đáp án
19 lượt xem