ĐỀ SỐ 1: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời cáccâu hỏi bên dưới: - Chết trong còn hơn sống đục - Đói cho sạch, rách cho thơm - Thương người như thể thương thân. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Ngữ văn 7 - tập 2, trang 12 -14) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? Câu 2:Xác định các cặp từ trái nghĩa trong câu (1). Nêu tác dụng. Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên. Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. ĐỀ SỐ 2: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Ngữvăn 7 - tập 2, trang 12 -14) Câu 1 . Các câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 2. Hai câu tục ngữ (2), (3) này có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao? Câu 3: Câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào?Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì? Câu 4. Việc sử dụng sóng cả, tay chèo tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

2 câu trả lời

[Câu trả lời]

`text{Đề số 1:}`

`@` Câu 1: 

`-` Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là Nghị luận

`@` Câu 2: 

`-` Cặp từ trái nghĩa trong câu (1): Chết - sống ; trong - đục

`=>` Tác dụng: Tạo thành hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm lời nói thêm phần sinh động

`@` Câu 3:

`-` Những BPTT được sử dụng: So sánh + Ẩn dụ + Liệt kê + Điệp ngữ

`@` Câu 4:

`-` “Đói cho sạch, rách cho thơm: Mặc dù nghèo đói, rách nát hay khó khăn, vất vả thì cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch, có như vậy mới được người ta kính trọng

`@` Câu tục ngữ tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục

`text{Đề số 2:}`

`@` Câu 1: Các câu tục ngữ trên viết về chủ Học tập và rèn luyện nhân cách

`@` Câu 2: Hai câu tục ngữ (2), (3) này không có mâu thuẫn với nhau mà chúng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau

`->` Cho chúng ta thấy giá trị và vai trò cao quý của học tập

`@` Câu 3: Rút gọn thành phần chủ ngữ

`=>` Tác dụng:

`+` Làm câu ngắn gọn, vừa thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước

`+` Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

`@` Câu 4: Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ

`=>` Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm. Nâng cao giá trị của câu tục ngữ

`@` Câu 5: Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: Uống nước nhớ nguồn

`=>` Nói về lòng biết ơn

`text{#Khánh}`

1,

Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học tục ngữ. 

- Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian, của người đi trước về những hiện tượng xã hội, về mọi mặt trong cuộc sống. Tục ngữ thường có tính chất truyền miệng, dễ nhớ, dễ đọc.

2, Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

3, 

-

Câu 3: 

(1) Tương phản đối lập 

(2) Tương phản đối lập

(3) So sánh, điệp từ

(4) Liệt kê, điệp từ 

4

Đói cho sạch, rách cho thơm: dù đói rách, khó khăn khổ cực cũng phải giữ cho bản thân nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, luôn sống ngay thẳng, chính trực.

Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ