cách nhận biết các loại điệp ngữ đơn giản nhất [điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).]
2 câu trả lời
- Điệp ngữ cách quãng
Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ này thường cách quãng, không có sự liên tiếp.
Ví dụ:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
- Điệp ngữ nối tiếp
Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau.
Ví dụ:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung, trắng cả rừng chiều”.
(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)
- Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)
Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu dưới tiếp theo để giúp câu văn, câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa. Hình thức điệp này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…
Ví dụ:
“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
Cách nhận biết các loại điệp ngữ đơn giản nhất:
- Điệp ngữ cách quãng: là cách một số từ ngữ rồi mới lập lại hoặc lập lại ở đầu câu
- Điệp ngữ nối tiếp: là liên tiếp lập lại từ đó
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): Được lập lại ở cuối câu này và đầu câu tiếp theo
Chúc bạn học tốt vv: cho mình xin 5 sao và ctlhn ạ mình cảmm ơnn:33