• Lớp 5
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
5 lượt xem
2 đáp án
1 lượt xem

Chính tôi có lỗi Ngoài hành lang dẫn vào nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy Đội Bảo vệ điện Krem-li có đặt một trạm gác. Các học viên trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học viên trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin, không cho vào và nghiêm nghị nói: - Xin đồng chí cho xem giấy ra vào! - Nhưng kia là cửa nhà tôi! - Lê-nin sửng sốt giơ tây chỉ. - Tôi không biết. - Người gác cửa trả lời. - Người nào có giấy ra vào thì người đó mới được đi qua trạm gác. Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học viên báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học viên: - Cậu có biết cậu không cho ai vào không? - Tôi không biết. - Chủ tịch Hội đồng các Ủy viên Nhân dân Lê-nin đấy! Anh học viên đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt ánh lên vẻ tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ồn tồn nói: - Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Tôi chưa chấp hành tốt, đồng chí đã giải quyết đúng. ( Theo Bô-rít Pô-lê-vôi) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Vì sao anh học viên trường quân sự không để Lê-nin đi qua trạm gác? A. Vì Lê-nin không có giấy ra vào. B. Vì Lê-nin không có chứng minh thư. C. Vì anh không phải là chỉ huy. D. Vì anh không nắm được quy định. 2. Khi không được qua trạm gác, Lê-nin đã hành động thế nào? A. Đề nghị chỉ huy phê bình anh học viên. B. Ra lệnh cho Sở chỉ huy phải để mình đi qua. C. Nói cho anh học viên biết tên của mình. D. Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà. Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau: 3. Anh học viên cảm thấy như thế nào sau khi biết người mình không cho qua trạm gác chính là Lê-nin? 4. Theo em, vì sao khi nghe anh học viên xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại ánh lên vẻ tươi vui? 5. Em hiểu thêm điều gì về Lê-nin sau khi đọc câu chuyện? Giúp mình với !

2 đáp án
2 lượt xem

Bài 1: Các câu trong mỗi đoạn vãn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào ? Từ ngữ nào cho biết điều đó ? a) Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cám biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt. b) Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thuỷ thủ can trường, vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải. c) Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cùng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “âu ơi…” bên nhà láng giềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ. Bài 2: Chọn từ ngữ trong khung để điền vào chỗ trống trong các đoạn văn sau: nó, đó, nhưng, luỹ tre làng a) Tính biệt lập của mỗi ngôi làng trước đây được thể hiện ở luỹ tre làng. ………… bao trùm xung quanh làng……………. là một thành luỹ rất kiên cố, đốt không cháy, trèo không được, đào không qua”. b) Tiếng tu hú mới khắc khoải làm sao…….. kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại………… khát thèm gỉ nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế ? c) Ở chợ Gò quê tôi ngày ấy có quán cháo bà Mùi và vài ba hàng cháo khác nữa……. bất kì cháo cá ở đâu cũng không ngon bằng cháo cá bà Mùi. Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong mỗi đoạn văn sau: a) Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới……… cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà. b) Trống Choai là một cậu gà rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm,………..đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng. c) Gia đình nhà kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bẩy trăm con. Tối nào…………………………… cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con: – Chúc con ngủ ngon ! Mẹ yêu con. Bài 4. Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây: (1) Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia.... nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3)......tràn vào vườn hoa. (4) Muôn.......bừng nở. (5) Nắng nhuộm cho những cánh.....thành muôn màu rực rỡ. (6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng. (Theo Nguyễn Hải Vân) Bài 5. Gạch dưới những từ ngữ cùng chỉ một sự vật, có tác dụng liên kết trong đoạn văn sau: Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều. Bài 6. Chọn từ ngữ thích hợp (đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) điền vào chỗ trống để tránh lặp lại từ in đậm và có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau: Võ Thị Sáu là một nữ anh hùng trẻ tuổi của nước ta...................sinh ra ở miền Đất Đỏ và tham gia kháng chiến chống Pháp khi tuổi đời còn rất trẻ. Bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng ...........vẫn không khai. Trong nhà lao ở Côn Đảo, tấm gương dũng cảm của ..........................đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng đưa ........... ra pháp trường để xử bắn. Đi giữa hai hàng lính,.............vẫn ung dung mỉm cười..............đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc trên đất nước Việt Nam thân yêu. (Theo Trần Văn Canh) Bài 7. Chọn từ ngữ nối thích hợp (Rồi hoặc Trái lại, Vì vậy, Thế mà) điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong mỗi đoạn sau: a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. ..............chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. (Theo Nguyên Hồng) b) Đi chăn trâu về, chạy đến đống ngô vừa bẻ, chọn những bắp bánh tẻ thật ưng ý. Kiếm cái dùi sắt, dùi vào bắp ngô, lùi vào bếp nấu cơm của mẹ của chị. .............. vừa chờ ngô chín, nghe tiếng nổ lép bép trong than, nước miếng đã tứa ra. (Theo Ngô Văn Phú) c) Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ..............., chúng ta cần bảo vệ nó (Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang) d) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. ............, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. (Theo Kim Lân) Bài 8: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng. Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xếp giấy một tấm thẻ thương binh.

1 đáp án
1 lượt xem
2 đáp án
0 lượt xem

Bài 1. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: “công dân, công diễn, công chúng, công bằng, công bố” a) Kì thi tốt nghiệp THCS vừa qua đã diễn ra ..............................., nghiêm túc. b) Đây là những tài liệu về cuộc đời Nguyễn Trãi chưa được .................................... c) Tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” vừa ra đời đã được ............................ hoan nghênh. d) Mọi ............................. đều bình đẳng trước pháp luật. e) Vở nhạc kịch “Giai điệu tình yêu” được .............................. lần đầu. Bài 2. Phân tích chủ ngữ, vị ngữ; khoanh tròn vào các quan hệ từ nối các vế câu ghép dưới đây: a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại. b) Do bão to nên cây cối đổ rất nhiều. c) Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ. d) Vì nó học giỏi Toán nên nó làm bài rất nhanh. Bài 3. Điền về câu thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo thành câu ghép. a) Tại tôi dậy muộn ......................................................................................................... b) Nhờ tôi luôn chăm chỉ rèn luyện ................................................................................ c) Vì Nam nghịch, không nghe lời mẹ ............................................................................. d) ........................................................................................ nên anh ấy đã thành công. Bài 4. Hãy đặt 2 câu ghép theo yêu cầu về nội dung dưới đây. a) Nguyên nhân tích cực dẫn đến kết quả tốt. ……………………………………………………………………………………….......………………………………….. b) Nguyên nhân tiêu cực dẫn đến kết quả xấu. ……………………………………………………………………………………….......…………………………………..

2 đáp án
2 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem

MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 1: Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau : ( dòng sông, Sông Hương, Hương Giang) Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới, …………………. bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường . Những đêm trăng sáng, ………………… là một đường trăng lung linh dát vàng……............................. là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế . Bài 2: a) Tìm những từ ngữ chỉ tên cướp biển trong đoạn trích sau đây : Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết… Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng. Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc. b) Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng. a) ……………………..………… kiến thức cho học sinh . b) Nhân dân ………………..…………….. công đức của các bậc anh hùng . c) Vua …………………………..…. cho con . d) Kế tục và phát huy những …………………………………….…….. tốt đẹp . e) Bài vè đựoc phổ biến trong quần chúng bằng ……………………………..………. f) Bài thơ có sức …………………….………… mạnh mẽ. Bài 2: Xếp các thành ngữ tục ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: Thương người như thể thương thân; Máu chảy ruột mềm; môi hở răng lạnh; chị ngã, em nâng; đồng sức đồng lòng; kề vai sát cánh Nhóm 1: Truyền thống đoàn kết ............................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................... Nhóm 2: Truyền thống nhân ái ......................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................ ...........................................................................................................................................................................

2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem