Bài 1: Các câu trong mỗi đoạn vãn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào ? Từ ngữ nào cho biết điều đó ? a) Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cám biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt. b) Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thuỷ thủ can trường, vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải. c) Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cùng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “âu ơi…” bên nhà láng giềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ. Bài 2: Chọn từ ngữ trong khung để điền vào chỗ trống trong các đoạn văn sau: nó, đó, nhưng, luỹ tre làng a) Tính biệt lập của mỗi ngôi làng trước đây được thể hiện ở luỹ tre làng. ………… bao trùm xung quanh làng……………. là một thành luỹ rất kiên cố, đốt không cháy, trèo không được, đào không qua”. b) Tiếng tu hú mới khắc khoải làm sao…….. kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại………… khát thèm gỉ nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế ? c) Ở chợ Gò quê tôi ngày ấy có quán cháo bà Mùi và vài ba hàng cháo khác nữa……. bất kì cháo cá ở đâu cũng không ngon bằng cháo cá bà Mùi. Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong mỗi đoạn văn sau: a) Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới……… cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà. b) Trống Choai là một cậu gà rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm,………..đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng. c) Gia đình nhà kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bẩy trăm con. Tối nào…………………………… cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con: – Chúc con ngủ ngon ! Mẹ yêu con. Bài 4. Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây: (1) Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia.... nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3)......tràn vào vườn hoa. (4) Muôn.......bừng nở. (5) Nắng nhuộm cho những cánh.....thành muôn màu rực rỡ. (6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng. (Theo Nguyễn Hải Vân) Bài 5. Gạch dưới những từ ngữ cùng chỉ một sự vật, có tác dụng liên kết trong đoạn văn sau: Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều. Bài 6. Chọn từ ngữ thích hợp (đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) điền vào chỗ trống để tránh lặp lại từ in đậm và có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau: Võ Thị Sáu là một nữ anh hùng trẻ tuổi của nước ta...................sinh ra ở miền Đất Đỏ và tham gia kháng chiến chống Pháp khi tuổi đời còn rất trẻ. Bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng ...........vẫn không khai. Trong nhà lao ở Côn Đảo, tấm gương dũng cảm của ..........................đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng đưa ........... ra pháp trường để xử bắn. Đi giữa hai hàng lính,.............vẫn ung dung mỉm cười..............đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc trên đất nước Việt Nam thân yêu. (Theo Trần Văn Canh) Bài 7. Chọn từ ngữ nối thích hợp (Rồi hoặc Trái lại, Vì vậy, Thế mà) điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong mỗi đoạn sau: a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. ..............chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. (Theo Nguyên Hồng) b) Đi chăn trâu về, chạy đến đống ngô vừa bẻ, chọn những bắp bánh tẻ thật ưng ý. Kiếm cái dùi sắt, dùi vào bắp ngô, lùi vào bếp nấu cơm của mẹ của chị. .............. vừa chờ ngô chín, nghe tiếng nổ lép bép trong than, nước miếng đã tứa ra. (Theo Ngô Văn Phú) c) Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ..............., chúng ta cần bảo vệ nó (Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang) d) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. ............, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. (Theo Kim Lân) Bài 8: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng. Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xếp giấy một tấm thẻ thương binh.

1 câu trả lời

Bài tập 1. Mỗi đoạn văn có cách liên kết câu khác nhau :

– Đoạn a : Các câu trong đoạn liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ :

+ Câu 1 : vườn rau, luống,

+ Câu 2 : luống, loại rau.

+ Câu 3 : lá rau.

– Đoạn b : Các câu trong đoạn liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ :

+ Câu 1 : Nét-len + Câu 2 : Anh + Câu 3 : anh

– Đoạn c : Các câu trong đoạn liên kết với nhau bằng các từ nối: Và, Nhưng.

Bài tập 2. a) Tính biệt lộp của mỗi ngôi làng trước đây được thể hiện ỏ luỹ tre làng. Luỹ tre làng bao trùm xung quanh làng. Đố là một thành luỹ rốt kiên cố, “đốt không cháy, trèo không được, đào không qua”.

b) Tiếng tu hú mới khắc khoải làm sao. Nó kêu cho nắng về, cho ruộng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại. Nó khát thèm gì nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế ?

c) Ở chợ Gò quê tôi ngày ấy có quán cháo bà Mùi và vài ba hàng cháo khác nữa. Nhưng bất kỉ cháo cá ở đâu cũng không ngon bàng cháo cá bà Mùi.

Bài tập 3.

M : a) Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dụng mới. Nhưng cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà.

b) Trống Choai là một cậu gà rốt đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm, cậu ta đã  vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng.

c) Gia đình nhà kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào Kiến Mẹ cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con :

– Chúc con ngủ ngon ! Mẹ yêu con

Bài tập 4. 

(1) Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia nắng nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3) Nắng tràn vào vườn hoa. (4) Muôn hoa bừng nở. (5) Nắng nhuộm cho những cánh hoa thành muôn màu rực rỡ. (6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng. (Theo Nguyễn Hải Vân)

Bài tập 5.

 Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều.

Bài tập 6.

Võ Thị Sáu là một nữ anh hùng trẻ tuổi của nước ta.Chị sinh ra ở miền Đất Đỏ và tham gia kháng chiến chống Pháp khi tuổi đời còn rất trẻ. Bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng chị vẫn không khai. Trong nhà lao ở Côn Đảo, tấm gương dũng cảm của người thiếu nữ trẻ măng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng đưa chị ra pháp trường để xử bắn. Đi giữa hai hàng lính, chị Sáu vẫn ung dung mỉm cười.Người con gái ấy đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc trên đất nước Việt Nam thân yêu. (Theo Trần Văn Canh)

Bài tập 7. 

a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. (Theo Nguyên Hồng)
b) Đi chăn trâu về, chạy đến đống ngô vừa bẻ, chọn những bắp bánh tẻ thật ưng ý. Kiếm cái dùi sắt, dùi vào bắp ngô, lùi vào bếp nấu cơm của mẹ của chị. Rồi vừa chờ ngô chín, nghe tiếng nổ lép bép trong than, nước miếng đã tứa ra. (Theo Ngô Văn Phú)

c) Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó (Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)

d) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. (Theo Kim Lân)

Bài tập 8.

Nạn nhân là từ được lặp lại. 

Tác dụng :Giúp người đọc dế hình dung và thông cảm thương xót cho nạn nhân

Câu hỏi trong lớp Xem thêm