Hãy viết bài văn tả cảnh ngày tết ở quê hương em💞

2 câu trả lời

Năm hết tết đến, đó là câu mà người ta hay nói vào dịp tết đến xuân về.  Tết bao giờ cũng là ngày lễ được trẻ nhỏ và cả người lớn ở quê em háo hức.

Khắp đường phố đã được dọn dẹp và trang trí lộng lẫy để mừng Tết đến. Những dải đèn lấp lánh, những băng rôn với khẩu hiệu chào mừng năm mới được treo ở khắp nơi. Trên cửa các dãy nhà là những câu chúc tết được dán lên trước cửa. Về nhà, đâu đâu cũng là không khí đoàn tụ ấm áp, khi những người con người cháu đi xa cả năm nay đã trở về. Tiếng cười nói của người dân quê em rôn rang từ đầu làng đến cuối làng. Tiếng nhạc xuân xập xình từ đâu đó vọng lại, năm nào cũng nghe nhưng không bao giờ chán. Trong bầu không khí lại tỏa ra mùi thơm của bánh chưng ngày tết, thịt kho, cá kho và nhiều loại thức ăn khác. Vòa mùng 1 tết, gặp  ai cũng mỉm cười và dành cho nhau những lời chúc may mắn nhất. Đám trẻ con thì xúng xính áo quần mới, tay cầm bao lì xì, tay cầm bánh kẹo chạy đi chơi suốt cả ngày. Còn người lớn thì cùng nhau ngồi xuống uống vài chén trà cùng nhau tâm sự, nhìn lại năm cũ đã trôi qua.

Đó là ngày tết ở quê em đó. Tuy thật ảm đạm và giản dị nhưng vô cùng ấm cúng và gần gũi, tràn ngập yêu thương. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.

             DINH VAN MINH

Mùa xuân là mùa em thích nhất trong 4 mùa, không phải là do cái mưa phùn, gió bấc mà em thích mùa xuân mà do đó là mùa mang hơi thở của Tết.Quê em ở nông thôn, ngày Tết tuy không nô nức, rộn rã, ồn ào nhưng cũng tưng bừng chẳng kém gì thành phố. Những ngày đầu xuân mới ở quê em, suốt mấy năm nay vì thế mà lúc nào cũng thấy cảnh cả đất trời lẫn con người hòa hợp gắn bó thân thiết và vui vẻ lắm!

Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá dong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.

Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích ngày Tết hơn người lớn.

Vào những ngày đầu năm mới, mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế, người ta thường nói đến những chuyện vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận dữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm, vì người ta cho rằng, như vậy sẽ xui xẻo cả năm.

Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo, bởi lẽ, người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa. Những ngày Tết, nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có.

Nhà tôi, mẹ cũng chuẩn bị những món ăn thật ngon để sắp làm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Mẹ bảo rằng, ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu, ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm những món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và cầu mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình mình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn.

Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi, những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh thiêng nhất. Khi đó, cả gia đình tôi kính cẩn trước bàn thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai. Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm.

Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ, là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết, thay vào đó chỉ có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.

Những trái quất vàng ươm sai trĩu cành.Khi đó, cả gia đình tôi kính cẩn trước bàn thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm