• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu “… Ngạn ngữ có một câu vô cùng hay là “Của biếu là của cho, của lo là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên tự mình làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Với các bạn trẻ đã tốt nghiệp mà đang thấy nghiệp, mình phải gạt phăng mọi sự chu cấp của gia đình. Bất tài mới lấy tiền của cha mẹ. Mình từ chối hết, tự mình kiếm ăn. Lao động chân tay cũng được, có sao. Trí óc mình có, từ từ sẽ đi lên. Với học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái gì. Còn không biết mình thích cái gì thì đó là nhóm “ngáo ngơ”, học lấy chục cái bằng cũng thất nghiệp. Phải xây dựng ý thức tự trọng đầu tiên của mình bằng cách “nói không” với tiền của người khác. Tiền cha, tiền mẹ là từ sự lao động của họ, không phải của mình. Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số. … Nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời và giàu có cũng là một thách thức để một đứa trẻ thành công. Phải tận dụng cơ hội khó khăn của mình, buông bỏ hết những thảm nhung để lăn lê trong cát bụi, để mình có tương lai. Nếu mình sinh ra trong nhà giàu, gạt hết, tự mình xoay sở, tự mình sinh sống. Phải có những buổi sáng thức dậy suy nghĩ: hôm nay phải làm sao để mình có cơm ăn khi cái ví không còn một xu, tối nay phải ngủ ở đâu khi tiền nhà chưa đóng, mình phải xin làm thêm ở đâu khi mình cần của để dành… Chính suy nghĩ như vậy sẽ giúp vỏ não mình hẳn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự tự tin…. (Tony buổi sáng – Trên đường băng, NXB trẻ, 2015, tr.291) Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu? Câu 2 (0,5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số”? Câu 3 (0,75 điểm) Theo tác giả, phải có suy nghĩ gì khi vỏ não mình hằn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự tự tin? Câu 4 (0,75 điểm) Anh/chị có cho rằng: “Nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời và giàu có cũng là một thách thức để một đứa trẻ thành công” không? Vì sao? Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung của ngữ liệu của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 70 – 100 chữ) về sự tự lập của giới trẻ trong cuộc sống.

2 đáp án
116 lượt xem
2 đáp án
110 lượt xem

Tờ báo Tiền Phong đăng ngày 08/11/2018 có viết: Robot có thể làm thơ tình Các nhà nghiên cứu ở Australia hợp tác với đại học Toronto (Canada) phát triển một thuật toán có khả năng làm thơ. Ngoài những vần điệu chung chung, trí tuệ nhân tạo (AI ) đã thực sự tuân theo các quy tắc, để dệt ra những bài thơ dài đến cả mét. Trí tuệ nhân tạo này thông minh đến nỗi, nó thậm chí còn có khả năng đánh lừa khiến người ta không thể phân biệt được đâu là thơ của người và đâu là thơ của máy. Theo các nhà nghiên cứu, AI được huấn luyện các cách gieo vần để tạo ra một bài thơ. Nó được nạp gần 3.000 bài thơ tình ngắn để làm vốn, rồi thuật toán sẽ tách chúng ra để dạy cho AI cách các từ kết hợp với nhau. Sau khi đã được cập nhật dữ liệu, người máy sẽ được kiểm tra bằng việc sáng tác ra một số bài thơ của riêng mình. Thơ do người máy sáng tác không tồi, nhưng hơi khô. Trên thực tế, những bài thơ của trí tuệ nhân tạo tuân theo các quy tắc gieo vần thậm chí còn chặt chẽ và chính xác hơn con người, kể cả đại thi hào Shakespeares. Khi những câu thơ của người máy được trộn lẫn với những bài thơ của con người, rồi được các tình nguyện viên trộn lên, các độc giả sẽ bị chia rẽ 50-50, không biết lựa chọn ai: Máy hay con người. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điều khiến người máy mất điểm, bao gồm các lỗi về ngữ pháp và cách dùng từ. Cũng không thể phủ nhận, đây là một thành tựu gây ấn tượng mạnh mẽ. Và có lẽ khi người máy trở thành kẻ cai trị nhân loại, con người chúng ta ít nhất sẽ được thưởng thức một số bài thơ hay. (Theo New York Post) 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì? 3. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 - 15 câu trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên. ----------------

1 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
67 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

SO 15- LUYỆN THỊ QUỐC GIA THPT MON NGỮ VĂN NĂM 2020-LAN 2 in L. Đọc hiểu (3,0 điểm) Khổ như chị, đến thế thôi Lễ đầu Giời cứ bắt người khổ thêm Xương rồng đội cát mà lên Đem gan con gái làm mềm đá xanh Chân trần qua lứa chiến tranh Tuổi xuân chị đã hóa thành núi sông Ngày về biển vẫn mênh mông Múc lên nước đục mà trong với đời Cong vênh đành một kiếp người Với ai cũng chỉ rằng: Tui thiệt thà!.. Huy chương buộc giất vách nhà Thương bạn nằm chốn rừng xa không về Biển thì xanh tít ngoài kia Xóm chài cát trắng bốn bề bủa vây Tay gầy che nắng xiên khoai Lá dương khói đốt còn cay mắt người Gồng vai gảnh lẩy cuộc đời Cẩn răng chẳng hé nửa lời kêu ca Như xương rồng giữa phong ba Chị bấu vào cát mà qua phận mình. (Kao Sơn, Xương rồng trên cát, http://Baohaiduong.vn) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Tác giả chọn hình ảnh gi để sáng tác bài thơ? Câu 2. Nêu tác dụng phép đối trong các dòng thơ: Xương rồng đội cát mà lên Đem gan con gái làm mềm đá xanh Chân trần qủa lửa chiến tranh Tuổi xuân chị đã hóc thành núi sông Câu 3. Anh chị hiểu các dòng thơ sau như thế nào? Biển thì xanh tít ngoài kia Xóm chài cát trắng bốn bề bủa vây Tay gầy che nắng xiên khoai Lá dương khói đốt còn cay mắt người Gồng vai gánh lấy cuộc đời Cắn răng chẳng hé nửa lời kêu ca Câu 4. Hai dòng thơ cuối: Như xương rồng giữa phong ba/Chị bầu vào cát mà qua phận mình, gửi gắm thông điệp gi? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để vượt qua thứ thách trong cuộc sống đời thưong của con người.

1 đáp án
79 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Vườn quê rau rệu rau dền Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi Mặn mòi đất mẹ em ơi Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên Mang theo một nắm đất hiền Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi Ước ao một bát canh thôi Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu. (Bát canh tập tàng,Trần Vân Hạc) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Quê hương và con người được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau: Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi Câu 3. Theo Anh/chị, tại sao nhà thơ khẳng định: Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Câu 4. Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất".

2 đáp án
165 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “… Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống, hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi, và yêu quí những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng , bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này... Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống là: đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, tất nhiên, để đạt được điều đó, bạn phải bỏ ra một số công sức và thời gian nhất định. Nhưng, điều quan trọng ở đây là, ngoài tất cả những thứ đó, trong thời gian còn lại, việc mà bạn cần làm là biến mình thành một con người nhàn nhã và bình yên, không hao phí thời gian và công sức vào những việc làm vô bổ. Hiện nay, xu hướng sống đơn giản vẫn chưa được nhiều người chú ý. Nhưng thực ra, lối sống này đã được cha ông chúng ta coi trọng từ xưa và đã trở thành một trong những giá trị văn hóa của người Việt. Có thể kể ra ở đây rất nhiều danh nhân của đất Việt. Đã từng có cuộc sống như vậy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh..." (Trích Sống đơn giản - Xu thế của thế kỉ XXI, Chương Thâu, Ngữ văn 11, tập 1, 2014) ****Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nêu trong đoạn trich ở phần đọc hiểu " Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn?" EM CẦN GẤP LẮM Ạ HUHU!!!

2 đáp án
82 lượt xem