Viết 1 bài văn dài nêu lên cảm nghĩ về năm điều Bác Hồ dạy ! Giúp mình với ( k chép mạng) Mình sẽ cho 5 sao . Giúp mk để mk thi lưu ý ( k chép mạng)

2 câu trả lời

* Tham khảo nha !

- Này là bài văn nha ! not mạng à

     Chúng ta đã biết rằng, ngoài là một vị lãnh tụ vô cùng vĩ đại thì Bác Hồ còn là một người cha của dân tộc. Bác luôn muốn đem đến cho những dân con của mình điều tốt đẹp nhất. Và từ đó, Bác đã đưa ra 5 điều mình muốn dạy bảo đến dân tộc. Mỗi người chúng ta, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy là một việc vô cùng quan trọng. Mỗi điều của Bác dạy đều mang một ý nghĩa to lớn, vậy nên đừng lãng phí công sức dạy dỗ của Bác mà hãy thực hiện chúng thật tốt. Em là một trong những học sinh ngoan trò giỏi của lớp, vậy nên 5 điều Bác Hồ dạy em đều có thể thực hiện được.  

    Điều 1, Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Điều này là hiển nhiên vì trong tâm hồn mỗi người đều có đức tính ấy. Yêu tha thiết tổ quốc và dân tộc Việt Nam này. Để thực hiện điều này, em đã luôn cố gắng học tập, giao lưu với các bạn dân tộc trên khắp cả nước nhằm mong muốn sau này sẽ giúp ích được cho xã hội, đất nước tươi đẹp hơn, gắn kết tình bạn đồng bào ở mọi miền Tổ Quốc.
Điều 2, Học tập tốt, lao động tốt. Cũng giống điều 1, em luôn hoàn thành các bài tập khó dễ, các bài tập về nhà và học hỏi từ bạn bè ở mọi miền. Kèm vào đó là lao động, ngoài việc học em còn giúp ba mẹ làm việc nhà, trồng rau, nhổ cỏ. Lao động ở trường, quét dọn sân trường xanh-sạch-đẹp. Em luôn cố gắng làm tất cả những việc em có thể làm được mà không cần ai giúp.
Điều 3, Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt. Tuy em luôn cố gắng làm tất cả mà không nhờ ai phụ giúp, nhưng em vẫn luôn giữ được đức tính đoàn kết - một đức tính quý báu của con người. Em luôn giúp đỡ mọi người trong lớp, trong trường, ở nhà hay bất kì nơi đâu. Vẫn luôn cùng các bạn trong lớp vươn lên trong học tập. Và kỉ luật tốt cũng đi kèm với nó. Học hành tốt chưa chắc đã là hoàn hoản, cần phải có kỷ luật nữa, kỷ luật là tinh thần tạo ra tính tự chủ, và em đã thực hiện và kiểm soát được tính tự chủ của mình một cách hoàn chỉnh nhất.
     Điều 4, Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Ngoài việc học hành, em còn giữ gìn vệ sinh xung quan em một cách sạch sẽ, vứt rác đúng nơi, không sử dụng tốn điện, nước hay bất cứ nội thất, vật dụng nào. Điều đó nói lên em đã có tính giữ gìn vệ sinh và tiết kiệm tiền bạc cho ba mẹ mình.
Điều 5, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn, em không bao giờ khoe khoang của cải, vật chất hay bất cứ thứ gì em có cho người khác biết, em luôn đẩy lùi mình về phía sau và đưa người khác lên đầu nhằm ca ngợi họ giỏi hơn em. Thật thà, em không bao giờ nói dối, ngoại trừ trường hợp nói dối mang lại điều tốt lành, em vẫn giữ được tính trong sạch của bản thân. Vì vậy, đức tính thật thà của em vẫn giữ ở mức tối đa. Dũng cảm, em không ngần ngại những việc khó, những việc to lớn và cao cả hay nhỏ bé, ít ỏi, em luôn nhận lỗi khi nhận ra lỗi lầm và sửa sai chúng, kèm với lời xin lỗi trân thành. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là ba đức tính nói lên phẩm chất, nhân phẩm của mỗi con người, và khi em thực hiện tốt ba đức tính đấy, chứng tỏ em là một người có phấm chất cao. Em nghĩ vậy.
    Tóm lại, 5 điều Bác Hồ dạy sẽ không bao giờ thừa thại ra cuộc sống của con người, thay vào đó là chúng cực kì cần thiết. Nếu mỗi người vẫn chưa thực hiện được hay chưa thực hiện tốt 5 điều ấy, em khuyên nên cố gắng thực hiện chúng một cách hoàn chỉnh. Đừng để sau này, chúng sẽ không sửa lại được đâu. Những lời khuyên thật đúng đắn và ý nghĩa. Bác muốn đem lại để cho chúng ta có một cách sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Và hiện nay, tất cả thiếu nhi Việt Nam cũng như toàn thể dân tộc đều cùng chung tay để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Để Bác có thể yên lòng và tự hào về đất nước, dân tộc mình. 

Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?
"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.
Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước