• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
51 lượt xem
2 đáp án
51 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Người ta bảo ở bên Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có một sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là biển Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được và cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập niềm vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. Sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. ( Hai biển hồ, trích hạt giống tâm hồn) Câu 1: từ câu chuyện trên anh chị hiểu như thế nào là biển chết. vì sao nước biển galile lại sạch Câu 2: chỉ ra ý nghĩa ẩn dụ từ câu chuyện Hai Biển Hồ. Câu 3: theo tác giả, một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình là gì? Câu 4: anh chị có đồng tình với ý kiến: " bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng" vì sao

1 đáp án
53 lượt xem

Đọc đoạn văn bản: “Tình yêu” trong tâm dịch Mặc dù thời gian tôi được tham gia vào đội tình nguyện viên hỗ trợ trong khu vực cách ly Trường Tiểu học Sao Mai mới chỉ 6 ngày, nhưng trong những ngày ngắn ngủi đó, tôi cảm nhận được một điều rằng người Việt Nam chúng ta có một "tình yêu" thật lớn lao. "Tình yêu" ở đây không phải là tình yêu giữa nam và nữ, mà đó là tình yêu quê hương đất nước. Không phải là chiến tranh, không phải là bom đạn, mà dịch bệnh chính là một kẻ thù rất nguy hiểm đối với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, với tình yêu đất nước mà đội ngũ y, bác sĩ, lực lượng bộ đội, công an và các thanh niên tình nguyện không ngại hiểm nguy, sẵn sàng bước vào tâm dịch để bảo vệ cho đồng bào trước dịch bệnh nguy hiểm. Tình yêu đất nước còn được thể hiện bởi những công dân trong các khu cách ly. Ai cũng biết rằng cuộc sống trong khu cách ly không đầy đủ vật chất tiện nghi như ở nhà, nhưng với lòng yêu nước, cùng chung mong muốn dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, nên ai cũng chấp hành rất tốt các yêu cầu cách ly theo quy định, để chung tay của đất nước nhanh chóng đẩy lùi dịch Covid-19. Tình yêu ấy còn là tình yêu thương giữa con người với con người. Khi thấy những đồng bào phải cách ly do dịch bệnh, thì có rất nhiều người đã xung phong, sẵn sàng góp sức mình làm việc khu vực cách ly để giúp đỡ bà con. Tình yêu đã trở thành tình đồng chí, nghĩa đồng bào vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ngàn đời nay. Với những gì đã được trải nghiệm và chứng kiến, tôi có niềm tin vững vàng rằng dịch bệnh sớm bị đẩy lùi để trả lại cuộc sống thường nhật. (Thư Linh, Giáo viên Trường Tiểu học Sao Mai, TP Bắc Giang, Báo Quân đội nhân dân) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Trong thời gian tình nguyện ở khu cách ly, tác giả đã cảm nhận được điều gì? Câu 2. Theo tác giả tình “yêu trong tâm dịch” – tình yêu đất nước được biểu hiện như thế nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu Tình yêu đã trở thành tình đồng chí, nghĩa đồng bào vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ngàn đời nay? Câu 4. Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy nêu bức thông điệp ý nghĩa nhất với người dân Việt Nam trong cuộc sống hiện nay?

2 đáp án
47 lượt xem
1 đáp án
56 lượt xem
1 đáp án
55 lượt xem