đại dịch covid 19 đã thay đổi cuộc sống của gia đình và chúng ta như thế nào
2 câu trả lời
Covid-19 đã thay đổi chúng ta như thế nào?TS. VŨ THU HƯƠNG06/08/2021 13:36Theo dõi TGVN trên(Nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội)Baoquocte.vn. Những chiếc phong bì gửi tặng bà con về quê cùng lời nhắn gửi rất yêu thương, những chai nước, ổ bánh mỳ cho nhau dọc đường… Tất cả gom lại làm dịu đi bao căng thẳng, lo âu vì dịch bệnh Covid-19.TS. Hoàng Ngọc Vinh: Rất khó để tăng 'năng suất', chất lượng giáo dục nếu đầu tư quá thấpDạy trẻ sử dụng Internet ra sao để tạo miễn dịch trên 'đại dương số'?Từ clip xin ‘vía’ học giỏi của Thơ Nguyễn: Thế giới mạng cũng ‘thượng vàng hạ cám’, làm sao để trẻ không sa lầy?Dịch Covid-19 sẽ làm thay đổi chúng ta, trong đó có quan niệm về giáo dục con.Covid-19 đang thay đổi chúng ta
Từ khi Covid-19 ập đến, dường như cuộc sống của con người khắp toàn cầu phải thay đổi. Con số tử vong lên đến hàng triệu, số ca nhiễm bệnh lên đến hàng trăm triệu và chưa có dấu hiệu dừng lại…
Không thể phủ nhận Covid-19 đem đến cho chúng ta rất nhiều đau khổ, nhưng cũng khiến chúng ta thay đổi để cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Đó là gì?
Chúng ta phải có thói quen tích lũy để phòng khi cần dùng đến. Rõ ràng, khi đại dịch tới, chúng ta sẽ vô cùng khốn khó nếu như “kiếm được đồng nào, xào luôn đồng đó”. Bài học này tuy đắt giá, nhưng chắc chắn sẽ khiến chúng ta sống tốt hơn trong tương lai.
Nếu trước nay, cuộc sống tiện nghi và dịch vụ đã làm chúng ta lơ là các kỹ năng sống quen thuộc như nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp. Một thời gian dài không có giúp việc tới dọn dẹp, các quán xá đóng cửa, các tiệm giặt là, cửa hàng thời trang nghỉ dịch… Hiện nay, chúng ta buộc lòng sẽ phải làm quen dần, tích lũy cho mình các kỹ năng này.
Trước nay, phần lớn các bậc cha mẹ vẫn quen phó mặc việc giáo dục con cho thầy cô giáo, cho nhà trường, về nhà chiều chuộng và cho con sử dụng thiết bị điện tử nhiều. Ngày dịch, việc học online, việc nghiện điện tử và các vấn nạn khác của con trẻ đã khiến chúng ta phải bừng tỉnh. Từ đó, chúng ta buộc phải thay đổi nhận thức cũng như thói quen dạy con của mình.
Không ít người làm cha, làm mẹ nhanh chóng nhận ra, trách nhiệm nuôi dạy con là của chính chúng ta, những người sinh ra chúng, để buộc phải học cách dạy con đúng đắnh hơn.
Nghĩa là, chúng ta nhận ra có phải guồng quay của công việc, của mưu sinh đã khiến khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình xa cách hơn? Ta nghĩ về thời gian dành cho con có phải còn khiêm tốn? Những câu chuyện chúng ta nói với nhau đã nhiều hay đang bị công nghệ xâm lấn, chen chân? Rất nhiều cha mẹ đang thay đổi và trẻ hạnh phúc vì điều này.
Chúng ta cũng đã nhận được bài học về sự lãng phí. Nếu trước đây, gọi món rồi nhúng đũa và để thừa thức ăn, giờ chúng ta biết xót ruột trước một đĩa thức ăn bị bỏ thừa. Cảm giác tiếc nuối đó sẽ khiến chúng ta có thêm kỹ năng tiết kiệm và cẩn trọng trước đồ dùng và thực phẩm hàng ngày.
Chúng ta cũng nhận được bài học về sự ích kỉ của bản thân. Khi lo lắng quá mức, một số cá nhân gom khẩu trang, thuốc chữa triệu chứng Covid-19, thậm chí cả bình oxy, máy thở…. Điều này đã khiến hàng hóa trở nên khan hiếm và rất nhiều nạn nhân đã ra đi khi thiếu các trang thiết bị cứu trợ dành cho họ.
Rõ ràng, khi chúng ta ích kỉ, rất nhiều người đã phải chịu hậu quả. Nghĩ đến người khác là nghĩ đến chính mình bởi vì nếu dịch bệnh càng lan rộng, các biến chủng nguy hiểm càng có cơ hội xuất hiện. Điều này sẽ khiến chính chúng ta gặp chuyện trong tương lai. Nghĩ cho chính mình, chúng ta cũng nên bình tĩnh và tuyệt đối tránh đầu cơ, tích trữ.
Chúng ta cũng nhận được bài học về sự đoàn kết. Ai cũng hiểu nếu vì sự thoải mái của bản thân, vì sự ích kỷ của cá nhân, chúng ta sẽ là tác nhân lan truyền dịch bệnh. Chỉ cần chúng ta bước chân ra ngoài, tiếp xúc thì rất có thể kéo theo nhiều người phải cách ly cùng.
Dù đã tiêm vaccine đầy đủ, ta vẫn có thể mắc Covid-19 bởi không một vaccine nào có khả năng ngăn ngừa 100%. Do vậy, dù chưa tiêm hay đã tiêm, chúng ta cũng cần ở trong nhà để dịch bệnh không có đường phát tán.
Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh. 1/3 số bác sĩ và cán bộ y tế tại Hà Nội đã và đang lên đường vào Nam, chi viện cho các chiến trường chống dịch khốc liệt. Số lượng ca lây nhiễm tại TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu chững, đi ngang và đang có xu hướng đi xuống.
Tín hiệu vui mừng này phần nhiều đến từ sự đoàn kết. Cán bộ y tế, trang thiết bị và cả vaccine đều được dồn cho tuyến chiến đấu chống Covid-19 phía Nam. Niềm tin và sự đoàn kết sẽ là sức mạnh chiến thắng dịch bệnh.
Em chỉ viết theo ý hiểu
Cho xin hay nhất
Cách đây hai năm, chẳng ai sẽ ngờ đến việc có ngày mình sẽ bị cầm chân trong bốn bức tường nhà.
Bắt đầu từ 0h ngày 19/7/2021, thêm 16 tỉnh thành phía Nam sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trên toàn địa bàn. Thời gian giãn cách xã hội là 14 ngày. Trong đó bao gồm tỉnh An Giang, nơi tôi đang sống.
Trước đại dịch Covid-19, khi nhắc tới từ khóa corona, người ta sẽ nghĩ ngay đến chiếc vương miện trong tiếng Ý hay tên của một loại bia xuất xứ từ Mexico. Nhưng bây giờ, nó đã trở thành ngôn ngữ chung trên toàn thế giới với tên gọi dành cho một chủng virus.
Cũng vào khoảng thời gian này cách đây 2 năm, chúng ta vẫn đang bàn luận sôi nổi về kỳ thi THPT Quốc gia, về kết quả, đáp án cùng với những câu chuyện bên lề của nó. Còn bây giờ, mỗi khi mở các trang báo lên, điều đầu tiên chúng ta quan tâm là những tin tức nói về đại dịch Covid-19.
Khi chưa có dịch, khẩu trang chỉ dùng để chống bụi, che nắng, làm đẹp mỗi khi ra đường. Đeo cũng được, mà không đeo cũng được. Nhưng giờ, khẩu trang là một phần của thông điệp 5K và bắt buộc tại nơi cộng cộng. Ai không đeo, sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng.
Cách đây 2 năm, không ai nghĩ tới cảnh mình sẽ bị "giam lỏng" trong chính ngôi nhà của mình. Nhưng giờ đây, hãy tạm thời hy sinh lợi ích của bản thân để góp phần hạn chế dịch bệnh lây lan. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cực lớn.
Cũng nhờ vậy, chúng ta mới có thời gian đọc thêm những cuốn sách mà trước đây ta chưa từng đọc. Và có thêm cơ hội quý giá để nhìn lại bản thân mình. Khoảng thời gian này, cũng là một dịp hiếm hoi để ta ở cạnh những người yêu thương trong nhiều ngày như vậy.
Sau dịch Covid-19, chắc chắn mọi người sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm làm việc từ xa và học tập từ xa. Và có lẽ nó sẽ trở thành xu hướng chung của thế giới trong tương lai. Chắc chắn sẽ có thêm nhiều bài học và kinh nghiệm mới được rút ra từ đại dịch này, trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Virus nCoV đã và đang biến đổi liên tục với một tốc độ kinh hoàng. Từ các biến thể đáng quan ngại: Alpha, Beta, Gamma, Delta. Cho tới các biến thể đáng quan tâm: Eta, Iota, Kappa, Lambda. Tất cả đều được ghi nhận trong vòng chưa đầy 2 năm, kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán - ở thời điểm mà chúng ta vẫn còn ung dung tận hưởng cái tết Canh Tý 2020.
Còn bây giờ, những hoạt động vui chơi đã trở thành những thứ xa xỉ. Cho đến đợt dịch thứ 4 này, chúng ta mới thực sự bước vào cuộc chiến đầy cam go với sự xuất hiện của biến thể Delta tại khắp các tỉnh thành.
Nhờ đại dịch Covid-19, bản thân tôi cũng đã thay đổi rất nhiều. Từ nhận thức, tư duy về cuộc sống cho tới lối sống hằng ngày, mọi thứ đều thay đổi theo chiều hướng rất tích cực. Điều mà có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian mới đạt được, nhưng nay tôi đã làm được nó ở độ tuổi còn rất trẻ.
Đánh giá giúp mình nha
Cảm ơn