Phân tích mối quan hệ biện chứng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Quan điểm của Anh chị về vấn đề thất nghiệp của một bộ phận Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam hiện nay?

1 câu trả lời

câu a,,,Một là, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả.

Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong tự nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều các hiện tượng kế tiếp nhau như ngày luôn đến sau đêm, sấm luôn đến sau chớp v.v., nhưng ngày không phải là nguyên nhân sinh ra đêm, sấm không phải là nguyên nhân sinh ra chớp. Mối liên hệ nhân quả không đơn thuần là sự kế tiếp nhau về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp nhau về thời gian, mối quan hệ nhân quả còn là mối quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân là cái đẻ ra (cái sản sinh), là cái sinh ra kết qua (cái phái sinh).

Hai là, sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân sinh ra nó.

Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tác động tiêu cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân. Ví dụ, do nền kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục nên trình độ dân trí thấp. Trình độ dân trí thấp là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cản trở, kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và giáo dục.

Ba là, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá thay đổi vị trí cho nhau khi thay đổi mối quan hệ.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những quan hệ và điều kiện nhất định. Điều đó có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngựơc lại. Trong thế giới khách quan, chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu, không có kết thúc, vì thế giới vật chất là vô cùng vô tận. Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết qủa chúng ta phải đặt nó trong một mối quan hệ xác định.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm