• Lớp 12
  • Địa Lý
  • Mới nhất

Câu 13: Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật nào? 0,5 điểm A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh B. Quy luật địa đới C. Quy luật nhịp điệu D. Quy luật phi địa đới Câu 14: Qui luật địa đới là: 0,5 điểm A. Sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ B. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ C. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo kinh độ D. Sự thay đổi của khí hậu, sinh vật, đất đai theo vĩ độ và theo đai cao Câu 15: Chủng tộc Môngôlốit phân bố chủ yếu ở châu lục: 0,5 điểm A. Châu Á và châu Mĩ B. Châu Mĩ và châu Đại Dương C. Châu Á và Châu Đại Dương D. Châu Mĩ và châu Âu Câu 16: Các yếu tố không có tác động đến tỉ suất sinh là:0,5 điểm A. Tự nhiên – sinh học B. Phong tục tập quán, tâm lí xã hội C. Sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách D. Các thiên tai tự nhiên (động đất, núi lửa,…) Câu 17: Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng: 0,5 điểm A. 0 – 14 tuổi B. 0 – 15 tuổi C. 0 – 16 tuổi D. 0 – 17 tuổi Câu 18: Nhóm nước dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tương ứng là:0,5 điểm A. Trên 25% B. Trên 35% C. Trên 30% D. Trên 32 % Câu 19: Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là:0,5 điểm A. Hình nón B. Hình trụ C. Mặt phẳng D. Mặt nghiêng Câu 20:Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là:0,5 điểm A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu B. Do hình dạng mặt chiếu C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện D. Do đặc điểm lưới chiếu Câu 21: Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:0,5 điểm A. Hình nón B. Mặt phẳng C. Hình trụ D. Hình lục lăng Câu 22:. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:0,5 điểm A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh Câu 23: Bề mặt Trái Đất được chia ra làm: 0,5 điểm A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. Câu 24: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính nào?: 0,5 điểm A. Đất nâu và xám B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm C. Đất đỏ, nâu đỏ D. Đất đỏ vàng (feralit) Câu 25: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:0,5 điểm A. Tầng badan không nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lý B. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu C. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa D. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau Câu 26: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là: 0,5 điểm A. Đáy thềm lục địa B. Độ sâu khoảng 5000m C. Độ sâu khoảng 8000m D. Vực thẳm đại dương Câu 27: Động lực phát triển dân số thế giới là:0,5 điểm A. Sự gia tăng tự nhiên B. Sự sinh đẻ và di cư C. Sự gia tăng cơ học D. Sự gia tăng dân số Câu 28: Đặc điểm chung của kết cấu theo giới trên thế giới hiện nay là:0,5 điểm A. Lúc mới sinh nam thường nhiều hơn nữ, ở tuổi già nữ thường nhiều hơn nam B. Nam nhiều hơn nữ lúc mới sinh, lúc ở tuổi bình thường và cả khi về già C. Lúc mới sinh nam thường nhiều hơn nữ, ở tuổi già nữ thường nhiều hơn nam D. Lúc mới sinh nữ thường nhiều hơn nam, ở tuổi già nam thường nhiều hơn nữ Câu 29: Kiểu tháp tuổi mở rộng, biểu hiện cho một dân số:0,5 điểm A. Tăng nhanh B. Tăng chậm C. Không tăng D. Giảm xuống Câu 30:Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực: 0,5 điểm A. Vai trò B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ C. Mức độ ảnh hưởng D. Thời gian Câu 31: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành0,5 điểm A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp Câu 32: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố::0,5 điểm A. Cần thiết cho quá trình sản xuất B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất Phần tự luận Câu 1: (1 điểm). Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? Câu 2: (1 điểm). Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất....)?

1 đáp án
30 lượt xem

Câu 1:Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu: 0,5 điểm A. Phương vị ngang B. Phương vị đứng C. Hình nón đứng D. Hình nón ngang Câu 2:Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu:0,5 điểm A. Hình nón đứng và hình trụ đứng B. Phương vị ngang và hình trụ đứng C. Phương vị ngang và hình nón đứng D. Phương vị đứng và hình trụ đứng Câu 3:Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào:0,5 điểm A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời Câu 4:Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành: 0,5 điểm A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam). B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam). C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc). D. Giớ Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc). Câu 5:Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy:0,5 điểm A. Võ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất Câu 6:Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ: 0,5 điểm A. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật B. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo,… C. Hoạt động của núi lửa D. Các hoạt động của ngoại lực Câu 7:Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ: 0,5 điểm A. Xích đạo B. Nhiệt đới C. Ôn đới D. Hàn đới Câu 8:Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào?0,5 điểm A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa. B. Khiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa. C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phần tự luận Câu 1: (2 điểm) Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sạo? Câu 2: (3 điểm) Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất. Câu 3:. (1 điểm) Hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào?

2 đáp án
31 lượt xem

Câu 1:Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện hiện tượng, đối tượng có đặc điểm:0.5 điểm A. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng B. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng D. Các kí hiệu thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng địa lí Câu 2:Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:0.5 điểm A. Hướng gió, các dãy núi,… B. Dòng sông, dòng biển,... C. Hướng gió, dòng biển,… D. Các thảm thực vật, động vật Câu 3:Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là:0.5 điểm A. Cực Bắc và cực Nam. B. Vùng từ chí tuyến nên cực. C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến. D. Khắp bề mặt Trái Đất. Câu 4:Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng:0.5 điểm A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh D. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh Câu 5:. Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích: 0.5 điểm A. Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành B. Phân bố thành một lớp liên tục C. Có nơi mỏng, nơi dày D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất Câu 6:Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào:0.5 điểm A. Nguồn gốc hình thành của đá B. Tính chất hoá học của đa C. Tính chất vật lí của đá D. Tuổi của đá Câu 7:Càng lên cao khí áp càng: 0.5 điểm A. thấp B. cao C. trung bình D. không thay đổi Câu 8:Kiểu khí hậu nào có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa? 0.5 điểm A. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa. B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa. C. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. Phần tự luận Câu 1:3 điểm Hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao? Câu 2:1,5 điểm Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Câu 3:1,5 điểm Nói rõ vai trò cùa khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?

1 đáp án
73 lượt xem

Câu 1: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết đặc điểm nào? A. Số người sinh, tử của một năm. B. Số người dưới tuổi lao động. C. Các độ tuổi của dân số. D. Số lượng nam và nữ. Câu 2: Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm nào dưới đây? A. 1927. B. 1950. C. 1500. D. 1804. Câu 3: Nguyên nhân dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng do: A. khí hậu mát mẻ, ổn định. B. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản. C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế. Câu 4: Châu lục nào có tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới? A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Phi. D. châu Mĩ. Câu 5: Đới nóng trên Trái Đất có giới hạn nào dưới đây? A. Từ vĩ tuyến 40oN - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc. B. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 20o Bắc - Nam. C. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam. D. Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 40o Bắc. Câu 6: Gió Tín phong thổi quanh năm ở đới nào? A. Đới ôn hòa. B. Đới nóng. C. Đới lạnh. D. Đới cận cực. Câu 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào? A. Nam Á, Đông Nam Á B. Tây Nam Á, Nam Á. C. Bắc Á, Tây Phi. D. Nam Á, Đông Á Câu 8: Vào thời kì mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa có hướng gió chủ yếu nào dưới đây? A. Đông Nam. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Bắc. Câu 9: Ở môi trường nhiệt đới gió mùa, cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng là: A. cây lúa mì. B. cây lúa nước. C. cây ngô. D. cây cao lương. Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng? A. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..). B. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. D. Vùng thuận lợi sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp. Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết? Câu 2 (2 điểm). Trình bày hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?

2 đáp án
28 lượt xem

Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số: A. thấp nhất B. cao nhất C. mức trung bình D. ổn định Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực: A. đồng bằng. B. các trục giao thông lớn. C. ven biển, các con sông lớn. D. hoang mạc, miền núi, hải đảo. Câu 3. Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là: A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Mĩ. D. châu Phi. Câu 4. Vị trí nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam là: A. đới nóng. B. đới cận nhiệt C. đới ôn hòa D. đới lạnh Câu 5. Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là: A. Rừng lá kim, rừng thưa B. Rừng xích đạo ẩm C. Rừng thưa và xa van D. Rừng hỗn giao, rừng xa van Câu 6. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của: A. khí hậu ôn đới lục địa B. khí hậu ôn đới hải dương C. khí hậu nhiệt đới gió mùa D. khí hậu nhiệt đới xích đạo Câu 7. Trên các cao nguyên ở nước ta thường được trồng cây: A. cao su, cà phê B. chè, cà phê, điều C. dừa, cây rừng D. cà phê, lúa nước Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là: A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn. C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh. D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. Câu 9. Đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do hậu quả nghiêm trọng của: A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt B. bùng nổ dân số ở đới nóng C. ô nhiễm môi trường đất, nước D. nền kinh tế chậm phát triển Câu 10. Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực: A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á. B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á. D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á. Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết? Câu 2 (2 điểm). Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?

2 đáp án
97 lượt xem

Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là: A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi. B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì. C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ. D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là: A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Nông – lâm – ngư nghiệp. C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư nghiệp. D. Dịch vụ và nông – lâm ngư nghiệp. Câu 3. Ở môi trường xích đạo ẩm có cảnh quan tiêu biểu nào? A. xa van, cây bụi lá cứng. B. rừng lá kim, rừng lá rộng. C. rừng rậm xanh quanh năm. D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao. Câu 4. Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là: A. phân hóa theo mùa B. sông ngòi nhiều nước quanh năm. C. sông ngòi ít nước quanh năm. D. chế độ nước sông thất thường. Câu 5. Thảm thực vật không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. rừng cây rụng lá vào mùa khô. B. đồng cỏ cao nhiệt đới. C. rừng ngập mặn. D. rừng rậm xanh quanh năm. Câu 6. Một hình thức làm lúa ở đồi núi rất độc đáo là: A. Đốt rừng làm lúa. B. Lấp bằng thung lũng trồng lúa. C. Làm ruộng bậc thang. D. Bơm nước trồng lúa. Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do: A. công nghệ khai thác khoáng sản lạc hậu. B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu. C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. D. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Câu 8. Tại sao dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh? A. gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn. B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm. C. chính sách di dân của nhà nước. D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao. Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo: A. Vĩ độ B. Kinh độ C. Nhiệt độ D. Lượng mưa. Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo: A. Độ cao. B. Mùa. C. Chất đất. D. Vùng. Phần tự luận Câu 1 (2 điểm). Trình bày những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ở Đới ôn Hòa? Câu 2 (3 điểm). a) Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? b) Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt

2 đáp án
26 lượt xem

Câu 1. Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào: A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm. C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm. D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm. Câu 2. Các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm: A. các nước phát triển. B. các nước kém phát triển. C. các nước đang phát triển. D. các nước xuất khẩu dầu mỏ. Câu 3. Gió Tín phong là gió thổi thường xuyên ở: A. đới nóng B. đới cận nhiệt C. đới ôn hòa D. đới lạnh Câu 4. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do: A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô. C. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh và dòng biển nóng. D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao. Câu 5. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở đới nóng hiện nay là: A. xâm nhập mặn. B. sự cố tràn dầu trên biển. C. thiếu nước sản xuất. D. thiếu nước sạch. Câu 6. Tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội là hình thức di dân: A. di dân tự do. B. di dân phong trào. C. di dân có kế hoach. D. di dân tránh thiên tai. Câu 7. Các nước đới ôn hòa nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở: A. nguồn nguyên, nhiên liệu có sẵn. B. nhập khẩu từ các nước đới nóng. C. nhập khẩu từ các nước đới lạnh. D. xâm chiếm từ các nước thuộc địa. Câu 8. Đặc trưng về hình thái bên ngoài của các đô thị ở đới ôn hòa là: A. nhà ống, nhà cao tầng nằm san sát nhau. B. những ngôi nhà mái ngói, phân bố thưa thớt. C. những tòa nhà chọc trời, hệ thống đường sá hiện đại. D. những tòa lâu đài, nhà thờ với kiến trúc cổ xưa. Câu 9. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong các ốc đảo là hoạt động sản xuất ở môi trường: A. hoang mạc B. nhiệt đới C. cận nhiệt đới D. đới ôn hòa Câu 10. Các nguồn tài nguyên ở đới lạnh: A. Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản. B. Hải sản, các loài bò sát, côn trùng. C. Thú có lông quý, các loài thủy sản. D. Băng tuyết, các loài chim, thủy sản. Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa? Câu 2 (2 điểm).Đô thị hóa tự phát ở đới nóng đã có những tác động tiêu cực nào tới môi trường và đời sống người dân?

1 đáp án
26 lượt xem

Câu 1. Châu lục gồm: A. Lục địa và các đại dương. B. Lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh C. Biển, đại dương D. Đất liền và các đảo, quần đảo Câu 2. Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do: A. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió. B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến. C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới. D. Có nhiều dạng địa hình đa dạng. Câu 3. Châu Phi không có cây lâu năm chủ yếu nào? A. Chè B. Ca cao C. Cà phê D. Cao su Câu 4. Dân cư Nam Phi chủ yếu thuộc chủng tộc: A. Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-gro-it và người lai. B. Ốt-xtra-lô-it, Môn-gô-lô-it và người lai. C. Nê-gro-it, Ốt-xtra-lô-it và người lai. D. Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai. Câu 5. Người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào? A. Đi thăm quan du lịch và định cư B. Bị đưa sang làm nô lệ C. Sang buôn bán D. Sang xâm chiếm thuộc địa Câu 6. Ở Bắc Mĩ chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở: A. Đồng bằng Bắc Mĩ. B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì; C. Ven vịnh Mê-hi-cô D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì Câu 7. NAFTA không có thành viên nào? A. Ca-na-đa B. Hoa Kì C. Mê-hi-cô D. Bra-xin Câu 8. Diện tích của châu Nam Cực là: A. 10 triệu km2. B. 12 triệu km2. C. 14,1 triệu km2. D. 15 triệu km2. Câu 9. Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ? A. Người Anh-điêng. B. Người In-ca. C. Người A-xơ-tếch. D. Người Mai-a. Câu 10. Giec-man là nhóm ngôn ngữ thuộc khu vực nào trên thế giới? A. Châu Phi B. Châu Á C. Châu Âu D. Châu Mĩ Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Tại sao nói "Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng"? Câu 2 (2 điểm). Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

2 đáp án
65 lượt xem

Câu 1. Trên thế giới có các lục địa: A. Á, Âu, Mĩ, Phi, Ôx-trây-li-a, Nam Cực. B. Âu, Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Bắc Cực. C. Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôx-trây-li-a, Nam Cực. D. Phi, Mĩ, Ôx-trây-li-a và Đại dương, Nam Cực, Bắc Cực. Câu 2. Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất: A. Pa-na-ma B. Xô-ma-li C. Man-sơ D. Xuy-e Câu 3. Hoang mạc có diện tích lớn nhất là hoang mạc nào sau đây? A. Na-míp. B. Xa-ha-ra. C. Ca-la-ha-ri. D. Go-bi. Câu 4. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở: A. Vùng rừng rậm xích đạo. B. Hoang mạc Xa-ha-ra. C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam. D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri. Câu 5. Các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là do: A. Chính sách phát triển của châu lục. B. Nền văn minh từ trước. C. Nguồn lao động dồi dào. D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. Câu 6. Khoáng sản nào sau đây ở châu Đại Dương có trữ lượng chiếm tới 1/3 trữ lượng thế giới? A. Niken. B. Than đá. C. Bôxít. D. Sắt. Câu 7. Quốc gia nào trước đây có nặng phân biệt chủng tộc nặng nhất nhất thế giới? A. Hoa Kì. B. Cô-lôm-bi-a. C. Cộng hòa Nam Phi. D. Bra-xin. Câu 8. Cri- xtop Cô-lôm-bô là người tìm ra châu lục nào? A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mĩ Câu 9. Kiểu khí hậu nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ? A. Cận nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Hoang mạc. D. Hàn đới. Câu 10. Các nước Bắc Âu không có thế mạnh nào sau đây? A. Các loại khoáng sản B. Kinh tế biển C. Thủy năng D. Chế biến lâm sản Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng và khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn? Câu 2 (2 điểm). Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu?

2 đáp án
89 lượt xem

Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là: A. Đồng bằng và bồn địa. B. Sơn nguyên và núi cao. C. Núi cao và đồng bằng. D. Bồn địa và sơn nguyên. Câu 2. Tỉ lệ thị dân của các nước châu Phi: A. Không ngừng tăng lên. B. Ngày càng giảm xuống. C. Luôn ở mức ổn định. D. Tăng lên nhưng không ổn định Câu 3. Người Anh-điêng ở Nam Mĩ sống chủ yếu bằng nghề nào? A. Săn bắt và chăn nuôi. B. Săn bắn và trồng trọt. C. Chăn nuôi và trồng trọt. D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực. Câu 4. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình: A. Di dân. B. Chiến tranh. C. Công nghiệp hóa. D. Tác động thiên tai. Câu 5. Hãng máy bay Boing được sản xuất ở nước nào trên thế giới? A. Anh B. Hoa Kì C. Pháp D. Liên Bang Nga Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn? A. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo. B. Đất đai rộng và bằng phẳng. C. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển. D. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ. Câu 7. Vùng thưa dân nhất ở Trung và Nam Mĩ là: A. Vùng cửa sông. B. Vùng núi An-đét và trên các cao nguyên. C. Vùng ven biển. D. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn. Câu 8. Hình thức canh tác quảng canh - độc canh là hình thức canh tác chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới? A. Trung và Bắc Mĩ B. Khu vực Châu Âu C. Trung và Nam Mĩ D. Các nước châu Phi Câu 9. Nước không phải là thành viên của Khối thị trường chung Mec-cô-xua là: A. Bra-xin. B. Ac-hen-ti-na. C. Chi-le. D. Pa-ra-goay. Câu 10. Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu: A. Nóng, khô và lạnh. B. Khô, nóng và ẩm. C. Nóng, ẩm và khô. D. Nóng, ẩm và điều hòa. Phần tự luận Câu 1 (2 điểm). Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn? Câu 2 (3 điểm). Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu

1 đáp án
97 lượt xem

Câu 1. Trên thế giới có những đại dương nào? A. Ấn Độ Dương, Thái Bình, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Biển Đông Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 2. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường: A. Nhiệt đới. B. Địa trung hải. C. Hoang mạc. D. Xích đạo. Câu 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, thực dân châu Âu xâm nhập và chiếm thuộc địa, đưa người da đen ở châu Phi bán sang châu lục nào làm nô lệ? A. Châu Âu B. Châu Phi C. Châu Á D. Châu Đại Dương Câu 4. Kim Tự Tháp là công trình kiến trúc cổ nổi tiếng ở: A. Bắc Phi B. Trung Phi C. Nam Phi D. Đông Phi Câu 5. Vùng Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô là vùng đất Bắc Mĩ thường có bão, lũ lớn là do: A. các khối khí lạnh ẩm xâm nhập B. các khối khí nóng ẩm xâm nhập C. ảnh hưởng của dòng biển nóng D. ảnh hưởng của dòng biển lạnh Câu 6. Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là: A. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô. B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô. C. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét. D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô. Câu 7. Vùng cửa biển, cửa sông ở Trung và Nam Mĩ là nơi: A. chủ yếu là hoang mạc B. không có dân sinh sống C. dân cư tập trung thưa thớt D. dân cư tập trung đông Câu 8. Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ? A. Các công ti tư bản nước ngoài. B. Các đại điền chủ. C. Các hộ nông dân. D. Các hợp tác xã. Câu 9. Các nước mới gia nhập Khối thị trường chung Mec-cô-xua là: A. Chi-lê, Bô-li-vi. B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê. C. Age-ti-na, Bô-li-vi. D. Pa-na-ma, Chi-lê. Câu 10. Đồng hồ BigBen là đồng hồ lớn và nổi tiếng ở nước nào? A. Pháp. B. Italia. C. Tây Ban Nha. D. Anh. Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu và giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông? Câu 2 (2 điểm). Tại sao nói: Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?

1 đáp án
56 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

Câu 1. Trên thế giới có những đại dương nào? A. Ấn Độ Dương, Thái Bình, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Biển Đông Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 2. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường: A. Nhiệt đới. B. Địa trung hải. C. Hoang mạc. D. Xích đạo. Câu 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, thực dân châu Âu xâm nhập và chiếm thuộc địa, đưa người da đen ở châu Phi bán sang châu lục nào làm nô lệ? A. Châu Âu B. Châu Phi C. Châu Á D. Châu Đại Dương Câu 4. Kim Tự Tháp là công trình kiến trúc cổ nổi tiếng ở: A. Bắc Phi B. Trung Phi C. Nam Phi D. Đông Phi Câu 5. Vùng Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô là vùng đất Bắc Mĩ thường có bão, lũ lớn là do: A. các khối khí lạnh ẩm xâm nhập B. các khối khí nóng ẩm xâm nhập C. ảnh hưởng của dòng biển nóng D. ảnh hưởng của dòng biển lạnh Câu 6. Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là: A. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô. B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô. C. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét. D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô. Câu 7. Vùng cửa biển, cửa sông ở Trung và Nam Mĩ là nơi: A. chủ yếu là hoang mạc B. không có dân sinh sống C. dân cư tập trung thưa thớt D. dân cư tập trung đông Câu 8. Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ? A. Các công ti tư bản nước ngoài. B. Các đại điền chủ. C. Các hộ nông dân. D. Các hợp tác xã. Câu 9. Các nước mới gia nhập Khối thị trường chung Mec-cô-xua là: A. Chi-lê, Bô-li-vi. B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê. C. Age-ti-na, Bô-li-vi. D. Pa-na-ma, Chi-lê. Câu 10. Đồng hồ BigBen là đồng hồ lớn và nổi tiếng ở nước nào? A. Pháp. B. Italia. C. Tây Ban Nha. D. Anh. Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu và giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông? Câu 2 (2 điểm). Tại sao nói: Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?

1 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem
2 đáp án
36 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem