Giải thích nền kinh tế bền vững của cây công nghiệp ở Tây Nguyên

1 câu trả lời

Giải quyết hiệu quả vấn đề này, nhất thiết phải triển khai đồng bộ các giải pháp để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập về quy hoạch, phát triển cây công nghiệp; đồng thời ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch

Những ngày đầu tháng Tư, đến các địa phương của tỉnh Đắc Lắc-“thủ phủ” cà phê của Tây Nguyên chúng tôi không khỏi xót xa trước hàng nghìn héc-ta cà phê đang khô héo do nắng hạn kéo dài. Ông Bàn Văn Nhất, thôn Hiệp Đoàn, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar cho biết: Cả thôn có 324 hộ dân, với hơn 2.000 nhân khẩu. Người dân ở đây chủ yếu trồng cây cà phê và cây hồ tiêu. Hiện nay, thôn có gần 70% hộ dân thiếu nước sinh hoạt do hạn hán. Nhiều gia đình đã khoan giếng đến 4-5 lần, xuống tới độ sâu 150m nhưng vẫn không có nước. Không có nước tưới, nguy cơ mất trắng hàng nghìnhéc-ta cây công nghiệp của địa phương.

Cán bộ Công ty Cà phê 15 Binh đoàn 15 hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê cho nhân dân địa phương. 

Qua thống kê của các địa phương ở Tây Nguyên, nắng hạn kéo dài trong thời gian qua đã làm cho hơn 40.137ha cà phê, 2.290ha hồ tiêu bị ảnh hưởng, trong đó có 3.000ha cà phê mất trắng và thiệt hại hơn 70%, 4.038ha thiệt hại từ 30-70%. Trước tình trạng thời tiết tiếp tục khô hạn thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là rất lớn. Đây cũng chính là một trong những vấn đề đang đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương về triển khai giải pháp nhằm phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên.

Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, mức độ khô hạn diễn ra gay gắt ở nhiều nơi và tình trạng thiếu nước cho cây trồng vụ đông xuân 2015-2016 đang đặt ra yêu cầu cấp bách về phát triển thủy lợi. Một trong những rào cản lớn trong việc phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên là hệ thống liên kết trong sản xuất-thu mua-chế biến-tiêu thụ sản phẩm còn bất cập; mô hình liên kết “4 nhà” chưa rõ. Công tác tái canh cây cà phê triển khai chậm, làm gia tăng diện tích cà phê già cỗi. Diện tích cà phê hơn 20 năm tuổi của các tỉnh Tây Nguyên cần phải tái canh đến năm 2020 là 200.000ha, năm 2015 toàn vùng mới chỉ tái canh được 16.850ha.

Ông Trần Đức Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết: Những năm qua, cây cà phê và cây hồ tiêu được giá cao trong thời gian tương đối dài nên người dân các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư mở rộng diện tích ồ ạt, tự phát, phá vỡ quy hoạch. Tính riêng trong năm 2015, diện tích cây cà phê đã tăng 4.000ha, diện tích cây hồ tiêu tăng 9.594ha. Chính vì vậy, việc triển khai các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên đang là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp, các ngành Trung ương, địa phương và người dân.

Giải pháp để phát triển bền vững

Theo TS Trương Hồng, Phó viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), những năm qua, WASI đã nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp canh tác theo hướng thích ứng và giảm thiểu tác hại của hạn hán trong sản xuất cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh các giống cà phê vối đã được công nhận ở những giai đoạn trước, từ năm 2011-2015, WASI đã chọn được 2 dòng cà phê vối (TR14, TR15) chín muộn, chất lượng cao, có khả năng tiết kiệm được lượng nước tưới nhờ đặc tính sinh lý của giống. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, người sản xuất cần thực hiện trồng xen, đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch trên vườn cà phê, trồng xen hồ tiêu trong vườn cà phê, trồng cây trụ sống cho tiêu bám...; sử dụng các sản phẩm phục vụ sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua hệ thống tưới nước…

Đắc Lắc là địa phương có diện tích cây công nghiệp dài ngày nhiều nhất vùng Tây Nguyên, nhất là cây cà phê. Tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng phương thức sản xuất truyền thống, tự cung, tự cấp, tính thương mại thấp. Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc cho rằng, Đắc Lắc nói riêng, các địa phương trong vùng nói chung cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết những nông hộ riêng lẻ và liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp. Thực tế, liên kết giữa các nông hộ riêng lẻ để tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng, tiến bộ kỹ thuật và tiết kiệm chi phí đầu vào, nhất là việc bảo vệ sản phẩm vào mùa thu hoạch. Để duy trì các mối liên kết hỗ trợ nông dân cần phát huy cao vai trò của các bên trong từng lĩnh vực như: Nhà nước tạo cơ chế, chính sách phù hợp; các nhà khoa học hỗ trợ chuyển giao công nghệ; các doanh nghiệp là “bà đỡ”, vừa cung ứng vật tư, vừa bao tiêu sản phẩm.

Cũng theo ông Trần Đức Thanh, Nhà nước phải có dự báo, có chiến lược thị trường để nhân dân sản xuất những mặt hàng thị trường cần; đồng thời, có những chính sách cụ thể để người dân yên tâm, gắn bó với các loại cây mình đang trồng. Bên cạnh đó, các bộ, ngành Trung ương cần thành lập Ban Điều phối phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên; xây dựng các đề án liên kết nhằm huy động, tập trung nguồn lực phát triển đối với một số lĩnh vực, ngành hàng, sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực tài chính và quản trị làm nòng cốt cho việc hình thành liên kết phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thúc đẩy và thu hút cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Tây Nguyên để kết nối với các doanh nghiệp chủ lực; hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân làm cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng. Thúc đẩy hợp tác công tư để huy động nguồn lực công và tư trong phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi giá trị nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.  

Thời gian qua, thiệt hại do hạn hán gây ra đối với các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Vì vậy, để các tỉnh Tây Nguyên phát triển bền vững cây công nghiệp theo đúng quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, ứng phó hiệu quả trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, gắn với quy hoạch, phát triển cây trồng phù hợp với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước