Đang cần gấp. Mong m.n giúp Dựa vào Atlat ĐLVN hãy xác định các phụ lưu lớn, các chi lưu, các cửa sông đổ ra biển của hệ thống sông thái bình Cảm ơn nhiều ạ.

1 câu trả lời

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: chỉ tính những con sông dài trên 10km thi cả nước có 2360 con sông (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Đồng Nai…). Đi dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông. Mật độ sông là 0,6 km/km2.

Sông ngòi nước ta phần lớn là sông nhỏ do lãnh thổ hẹp ngang (các sông ở duyên hải miền Trung: sông Hiếu, sông Con, sông Trà Khúc…)

->Nguyên nhân là do nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình chủ yếu là đồi núi và bị cắt xẻ mạnh, độ dốc lên do đó mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:

+ Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước của tất cả sông ngòi chảy trên lãnh thổ là 839 tỉ m3/năm. Trong đó có 60% lượng nước được cung cấp từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ: hệ thống sông Cửu Long, hệ thống sông Hồng...

+ Sông ngòi giàu phù sa: tổng lượng phù sa hàng năm của hệ thống sông ngòi trên phần lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu tấn/năm (hệ thống sông Hồng chiếm khoảng 60%, sông Mê Kông khoảng 35%)

-> Nguyên nhân: sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, mặt khác lại có lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ. Sông giàu phù sa do hệ quả của quá trình xâm thực mạnh và bào mòn mạnh mẽ của địa hình.

- Thủy chế theo mùa:

+ Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phù hợp với sự phân mùa của lượng mưa. Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Mực nước trên sông giữa hai mùa chênh lệch rất lớn, mùa lũ mực nước chiếm tới trên 70 - 80% tổng lượng nước, mùa cạn ít nước chỉ chiếm 20 – 30% (đặc biệt là sông ngòi ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ)

+ Chế độ mưa diễn biến thất thường nên chế độ dòng chảy sông ngòi cũng thất thường: có năm mùa lũ sớm, có năm lũ muộn gây ra hiện tượng lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy cần phải đầu tư, phát triển thủy lợi để chủ động tới tiêu.

-> Nguyên nhân: chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ mưa theo mùa nên thủy chế sông ngòi nước ta cũng theo mùa. Chế độ mưa diễn biến thất thường nên chế độ dòng chảy cũng thất thường.

#X

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
17 giờ trước