Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là: A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi. B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì. C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ. D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là: A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Nông – lâm – ngư nghiệp. C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư nghiệp. D. Dịch vụ và nông – lâm ngư nghiệp. Câu 3. Ở môi trường xích đạo ẩm có cảnh quan tiêu biểu nào? A. xa van, cây bụi lá cứng. B. rừng lá kim, rừng lá rộng. C. rừng rậm xanh quanh năm. D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao. Câu 4. Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là: A. phân hóa theo mùa B. sông ngòi nhiều nước quanh năm. C. sông ngòi ít nước quanh năm. D. chế độ nước sông thất thường. Câu 5. Thảm thực vật không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. rừng cây rụng lá vào mùa khô. B. đồng cỏ cao nhiệt đới. C. rừng ngập mặn. D. rừng rậm xanh quanh năm. Câu 6. Một hình thức làm lúa ở đồi núi rất độc đáo là: A. Đốt rừng làm lúa. B. Lấp bằng thung lũng trồng lúa. C. Làm ruộng bậc thang. D. Bơm nước trồng lúa. Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do: A. công nghệ khai thác khoáng sản lạc hậu. B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu. C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. D. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Câu 8. Tại sao dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh? A. gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn. B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm. C. chính sách di dân của nhà nước. D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao. Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo: A. Vĩ độ B. Kinh độ C. Nhiệt độ D. Lượng mưa. Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo: A. Độ cao. B. Mùa. C. Chất đất. D. Vùng. Phần tự luận Câu 1 (2 điểm). Trình bày những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ở Đới ôn Hòa? Câu 2 (3 điểm). a) Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? b) Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt

2 câu trả lời

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: D

Câu 6: C

Câu 7: B

Câu 8: B

Câu 9: A

Câu 10: A

Tự luận

Câu 1: 

- Các vấn đề xã hội nảy sinh của đô thị ở đới ôn hòa là:

 + Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm...

 + Thiếu chỗ ở và các công trình công cộng.

+ Các tệ nạn xã hội...

+ Cuộc sống của người dân thành thị ngày càng khó khăn.

- Hướng giải quyết:

 + Quy hoạch lại đô thị theo hướng "phi tập trung": xây dựng nhiều thành phố vệ tinh, chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (từ phía Bắc xuống phía Nam và phía tây ở Hoa Kì, từ phía Đông sang phía Tây ở Trung Quốc...)

 + Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.

Câu 2: 

a. 

Nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, khắc nghiệt, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn ⇒ được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

b. 

- Thực vật: phát triễn trong mùa hạ ngắn; cây còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.

- Động vật: 

+ Chúng thường có lớp mỡ dày dưới da. lớp lông dày, lớp lông không thấm nước hoặc sống thành đàn đông đúc để tránh nạn.

+ Chúng có thể ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng hoặc di cư đến các nơi ấm áp để tránh lạnh.

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: D

Câu 6: C

Câu 7: B

Câu 8: B

Câu 9: A

Câu 10: A

Tự luận

Câu 1: 

- Các vấn đề xã hội nảy sinh của đô thị ở đới ôn hòa là:

 + Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm...

 + Thiếu chỗ ở và các công trình công cộng.

+ Các tệ nạn xã hội...

+ Cuộc sống của người dân thành thị ngày càng khó khăn.

- Hướng giải quyết:

 + Quy hoạch lại đô thị theo hướng "phi tập trung": xây dựng nhiều thành phố vệ tinh, chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (từ phía Bắc xuống phía Nam và phía tây ở Hoa Kì, từ phía Đông sang phía Tây ở Trung Quốc...)

 + Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.

Câu 2: 

a. 

Nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, khắc nghiệt, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn ⇒ được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

b. 

- Thực vật: phát triễn trong mùa hạ ngắn; cây còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.

- Động vật: 

+ Chúng thường có lớp mỡ dày dưới da. lớp lông dày, lớp lông không thấm nước hoặc sống thành đàn đông đúc để tránh nạn.

+ Chúng có thể ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng hoặc di cư đến các nơi ấm áp để tránh lạnh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
17 giờ trước