• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
48 lượt xem
1 đáp án
51 lượt xem
2 đáp án
43 lượt xem

Để có thể “sống chung với lũ” - COVID-19, tôi - anh và mọi người chúng ta phải biết thích nghi (hay thích ứng) để… tồn tại. Thích nghi trong việc trực tiếp phòng chống dịch và cả “thích nghi gián tiếp” nhằm đảm bảo điều kiện sống (ăn, mặc, hít thở, lao động, học hành…). Nói thì dễ, nhưng để đáp ứng việc thích nghi (thích ứng) là cả vấn đề. Thử hình dung, đời sống của chúng ta đang yên ổn, an lành… tự dưng ta phải đón nhận những điều “từ trên trời rơi xuống”, phá vỡ mọi thứ của đời sống. Rồi buộc ta phải chấp nhận, buộc ta phải thích nghi, thay đổi… Vì vậy, cho dù có thích nghi thì trước đó luôn có sự phản ứng - có cả “phản ứng với chính mình” cũng là điều dễ hiểu. Nguyên nhân của sự phản ứng bắt đầu từ sự lo âu, hoang mang, mệt mỏi… Người ta muốn “kháng cự”, không hợp tác với những thứ còn quá lạ lẫm với mình. Và ngay trong lúc quẫn trí nhất, con người ta thường mơ đến một phép màu - mơ sự xuất hiện của phép màu… Nhưng rồi phép màu không xuất hiện. Đến khi đó người ta bắt đầu nhận ra: chỉ có sự nỗ lực của con người, của chính bản thân mỗi người mới tạo được “phép màu” - phép màu đó không gì khác là sự thích ứng (thích nghi)! “Thích ứng hay là chết” trở thành yêu cầu bức bách, sòng phẳng và khắt khe trong bối cảnh thiên tai, địch họa ập đến (cụ thể ở đây là dịch COVID-19 biến chủng Delta) buộc ta phải lựa chọn thay đổi để… thích nghi! Nhưng cũng cần nên hiểu một cách tích cực là: Sự thích nghi, thay đổi lúc này vừa là sự chủ động để bảo vệ bản thân, cộng đồng, đồng thời cũng là sự phản kháng, chống chọi lại virus, “tấn công” lại virus để tồn tại! Vì vậy đòi hỏi lòng dũng cảm, sự bền bỉ của tất cả mọi người. Đòi hỏi sự rèn luyện, xây dựng thói quen thích nghi. Khi tâm thế chủ động thích nghi thì ta không bị bất ngờ, hoang mang… và dễ dàng đưa ra những cách thức để ứng phó. Chủ động thích nghi chính là bản năng cần thiết và quan trọng. Em hiểu thế nào là "Phản ứng với chính mình" ? ( ngắn gọn)

1 đáp án
40 lượt xem