Công danh đã được hợp (1) về nhàn Lành dữ âu chi thế nghị khen Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then. Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen. ( Thuật hứng-bài 24- Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006 ) Chú thích : (1) Hợp : đáng, nên (2) Yên hà : khói sông (3) Bui : chỉ có (4) Chăng : chẳng Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Câu 2 : Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn bản trên Câu 3 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ : Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Câu 4 : Anh/ chị hiểu như thế nào về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối.

1 câu trả lời

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2:

ao cạn, bèo, muốn, phong nguyệt, yên hà

Câu 3:

 Liệt kê "ao cạn, vớt bèo, cấy muốn, phát cỏ, ương sen"

Tác dụng:

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh về cuộc sống bình dị, nông nhàn của tác giả

Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống bình dị

Câu 4:

Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng của một người yêu nước thương dân. Ngay cả khi sống trong cảnh nhàn hạ, gần gũi với thiên nhiên thì ông vẫn không quên mối lo cho dân, cho nước. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, thiết tha

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm