Đọc và trả lời các câu hỏi sau: SÔNG LẤP Sông kia rày đã nên đồng, Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. (Nguồn: Thơ Trần Tế Xương, NXB Văn hoá - Thông tin, 1998) Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 2. Chỉ ra chi tiết nào trong bài thơ cho thấy con sông đã bị lấp ? Câu 3. Phân tích hiệu quả của phép điệp từ được sử dụng trong dòng thơ thứ hai? Câu 4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của tác giả trong hai câu thơ cuối ? Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

2 câu trả lời

Câu 1: Biểu cảm, tự sự

Câu 2: Chi tiết  trong bài thơ cho thấy con sông đã bị lấp: "Sông kia rày đã nên đồng, Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai."

Câu 3: Điệp từ "chỗ"

-> Nhấn mạnh về sự việc dòng sông đã bị lấp và nhường chỗ để làm nhà cửa, trông ngô khoai.

Thể hiện sự đau đớn, xót xa của nhà thơ về sự việc ấy. 

Câu 4: Tâm trạng của nhà thiw vô cùng tiếc thương, đau xót, tiếc nuối quá khứ. Nghe tiếng ếch mà kí ức hiện về trong ông về sự yên bình của đất nước.

Câu 1: Miêu tả, biểu cảm

Câu 2:

rày đã lên đồng, chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai

Câu 3: 

Phép điệp: chỗ

Tác dụng:

Tạo nhịp điệu cho câu, làm câu hay và sinh động hơn

Nhấn mạnh sự việc dòng sông bị lấp và hình ảnh dòng sông xưa nay chỉ còn dĩ vãng

Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa và trăn trở trong tác giả

Câu 4:

Tâm trạng hoài niệm, luyến tiếc hình ảnh dòng sông và kỉ niệm xưa. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm