• Lớp 10
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

ĐỀ KIỂM TRA 15p NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Ngữ văn, lớp 10 I. Đọc hiểu Đọc văn bản: Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng: “Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau ?” Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời: “Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!” Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo: “Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau,tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?” Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông bảo: “Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.” Ngưng một chút, ngài lại hỏi: “Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…” Rồi ngài lại tiếp tục: “Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà …muốn gì ..” Ngài kết luân: “Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau…Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !” Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 :Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

1 đáp án
23 lượt xem

Không còn nghi ngờ gì nữa, khi đứng trước tình hình khó khăn, tôi đãthấy rõ tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Tất cả vì cái chung mà chođi, hy sinh cái riêng của mình. Mỗi người dân tùy thuộc vào điều kiện của mìnhđã có những hành động thiết thực chia sẻ, giúp đỡ những người còn khó khăn,yếu thể.Ngoài ra, những nghĩa cử đẹp trong cộng đồng đã cho thấy lòng tốt vàsự sẻ chia luôn hiện hữu. Thật cảm động với những dòng chữ "Ai cần cứ đếnlấy", "Nếu khó khăn hãy lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường người khác"... xuấthiện khắp nơi trong thời gian TP HCM và cả nước phòng chống dịch Covid-19.Những việc làm này làm lay động hàng triệu trái tim Việt hướng về sự tử tế, vềlòng sẻ chia và trên hết là nghĩa tình đồng bảo ruột thịt sẵn sàng nhường cơmsẻ áo giúp nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn.Dịch Covid-19 còn giúp chúng ta thấy rõ hạnh phúc đến từ những điều rấtgiản đơn và gia đình luôn là nơi chốn đi về của những yêu thương. Đôi khi chỉ cầnmột câu hỏi thăm của con trẻ, vài cuộc trò chuyện ẩm áp vào những lúc bạncảm thấy mệt mỏi, bất lực... cũng khiến nhẹ lòng.Dịch Covid-19 còn dạy chúng ta bài học về tinh thần lạc quan nhưngkhông chủ quan, việc chuẩn bị cho những điều không hay luôn thực sự cần thiết.Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ nên đừng chờ đợi cho đến khicó tình trạng cấp bách mới bắt đầu nghĩ đến lập phương án dự phòng. Hãy biếtcách tự bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt, có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt cáchướng dẫn của ngành y và luôn sẵn sàng tinh thần trước mọi biển thiên củacuộc sống."(Nguyễn Ngọc Diễm 1-B delta o1 Người lao động)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 2. Theo tác giả, dịch Covid-19 dạy cho chúng ta bài học gì?Câu 3. Văn bản trên bàn về điều gì?

2 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem