nghị luận bài thơ cảnh ngày hè không chép mạng ạ
1 câu trả lời
Nhắc đến Nguyễn Trãi người ta không chỉ nghĩ ngay đến một nhà quân sư, một nhà chính trị lỗi lạc mà còn nhắc đến một nghệ sĩ với tâm hồn tài ba, say mê cái đẹp, tha thiết với cuộc sống con người. Vẻ đẹp được thể hiện rõ nét qua bài thơ "Cảnh ngày hè", sức hút bài thơ vẫn là sức hút bông hoa nhân cách, một tâm hồn lộng gió của thời đại- Phạm Văn Đồng đã nói về Nguyễn Trãi.
Được viết trong thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn chốn Côn Sơn, xa lánh chốn quan trường, làm bạn với thiên nhiên thôn dã để di dưỡng tinh thần bài thơ ta không chỉ thấy được hiện thực cuộc sống nhà thơ miêu tả, là chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà có ý kiến cho rằng:
"Người thơ phong vận như nhà thơ ấy"
Đến với cảnh ngày hè, ta cảm nhận được ở Nguyễn Trãi một tâm hồn đầy tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, có sự giao hòa cao độ với thiên nhiên, đằng sau đó là một tinh thần lạc quan, một nghị lực sống mạnh mẽ.
"Rồi hóng mát………………..
………………lầu tịch dương".
Với tâm hồn tinh tế yêu thiết tha cảnh sắc thiên nhiên, quê hương, đất nước, Nguyễn Trãi đã tái hiện lại cảnh bức tranh mùa hè sinh động tươi mới với lòng yêu đời, cuộc sống. Một bức tranh đẹp vì nó là bức tranh có những gam màu nóng của mùa hè (lục - đỏ - hồng) tươi tắn, có hình khối, đường nét, đậm đà bất tận hương vị. Bức tranh là hình ảnh được cảm nhận bằng những giác quan: thị giác, khức giác và bằng tất cả mọi sự tinh nhạy của tâm hồn người thi sĩ với những cảm nhận sâu sắc nhất.
Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác Nguyễn Trãi phải cáo quan về ở ẩn trong tâm trạng không thanh thản. Khi đó, ta thấy được tinh thần lạc quan, nghị lực sống của thi nhân. Nhà thơ lắng nghe cuộc sống, nhịp sống tươi vui, ấm áp "lao xao, dắng dỏi" như đứng từ xa quan sát trong âm thanh không gian tươi vui cuộc sống bình yên. Âm thanh làm nên bức tranh sống động có đủ chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đó còn là tấm lòng luôn lo lắng cho nhân dân, đất nước "yêu nước, thương dân", luôn "lo trước nỗi buồn thiên hạ, vui sau nỗi buồn thiên hạ". Vẻ đẹp ấy được thế hiện qua khát vọng lớn lao đầy cao cả.
Bằng bút pháp liên tưởng, nhà thơ liên tưởng đến cây khúc Nam Phong thời vua Ngu Thuấn mong muốn hạnh phúc cho muôn dân. Nhà thơ khát vọng, ý thức cuộc sống hạnh phúc, vững bền, nhân dân ấm no muôn đời. Đó là khát vọng của một nhà thơ " yêu nước, thương dân", "trung quân, ái quốc".
Nguyễn Trãi đã từng nói: "Dám mong bệ hạ chăm dắt cho muôn dân để khắp thôn cùng ngõ vắng không có tiếng hờn giận oán sầu. Chấm ấy là cái gốc nhạc vậy". Với Nguyễn Trãi thứ âm nhạc kì diệu nhất chính là tiếng bình yên, no đủ, ấm áp không có sự hờn giận oán sầu.
Khát vọng của Nguyễn Trãi sánh ngang tầm với những bậc hiền tài yêu nước thương dân. Khát vọng lí tưởng của một bậc quân vương thuộc con người đời thường với tinh thần nhân đạo, nhân nghĩa, khao khát về cuộc sống bình yên.
Bằng những câu thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc, bài thơ "Cảnh ngày hè" đã khẳng định lại tâm hồn Nguyễn Trãi, một vẻ đẹp tâm hồn, sự kết tinh vẻ đẹp con người trần thế, con người vĩ đại, vẻ đẹp của một anh hùng