hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

2 câu trả lời

Ngay từ khi còn hoạt động ở Pháp, nhìn thấy ánh sáng văn hoá mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh kịch liệt lên án chính sách ngu dân của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa, vạch trần tâm địa xấu xa, bỉ ổi của cái gọi là “khai hóa văn minh”. Để thay thế văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân bằng một nền văn hoá mới cách mạng, ngay sau khi vừa giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở ngay chiến dịch chống giặc dốt. Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, xem đói nghèo cũng như những tập tục lạc hậu cũng là một loại kẻ thù và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Người khẳng định văn hoá là tinh hoa của dân tộc, văn hoá phải góp phần khẳng định vị thế của một dân tộc.
Người cho rằng càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu. Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
Tư tưởng về bảo tồn văn hoá dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phủ nhận sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá các dân tộc mà ngược lại, khẳng định sự giao hoà giữa các nền văn hoá của các dân tộc khác nhau chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển văn hoá của mỗi dân tộc, làm cho nó hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Người cho rằng: “Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại…lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”[

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,…, đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H’Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm