Nghị luận về bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

2 câu trả lời

MỜI BẠN THAM KHẢO!   Bêlinxki đã từng khẳng định: Nhà thơ, ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất, cũng đồng thời phải là những nhà tư tưởng. Điều đó có nghĩa rằng, bên cạnh việc gửi gắm những xúc cảm nồng nàn mãnh liệt của mình lên trang viết, nhà thơ còn phải là nhà tư tưởng lớn, để câu thơ anh viết, điệu hồn anh trao không chỉ là câu chuyện của cá nhân anh, mà còn là vấn đề của thời đại. Trên tư cách ấy, thì Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ hàm súc, cô đọng không chỉ khắc họa vẻ đẹp tráng trí của người chiến sĩ thời Trần mà còn tái hiện lại không khí lịch sử hào hùng của hào khí Đông A-thời kì vàng son có một không hai trong lịch sử dân tộc. Đồng thời, cái hay của bài thơ là Phạm Ngũ Lão khiến người đọc qua từng dòng thơ ông viết, cũng phải chau mày, trăn trở về lí tưởng sống cao đẹp của con người thời đại, đặc biệt là chí làm trai của các trang nam tử. “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. (Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)            Mở đầu bài thơ, bằng tâm hồn nghệ sĩ giàu sức tưởng tượng cùng ngòi bút tài hoa, Phạm Ngũ Lão đã khắc họa thành công hình ảnh người tráng sĩ thời Trần. Bản dịch nghĩa không toát lên trọn vẹn tư thế và tâm thế của người tráng sĩ. Trong bản gốc, hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông gợi tư thế oai phong lẫm liệt, cùng hình ảnh được sánh ngang với non nước thiên nhiên hùng vĩ càng đậm tô vẻ đẹp hào hùng, đầy tráng chí của người tráng sĩ thời Trần. Đó là ngọn giáo để chiến đấu, cũng là ngọn giáo thể hiện tầm vóc và hào khí thời Trần, là ngọn giáo mang trong nó cả vẻ đẹp của sự kiêu hùng và tầm vóc lớn lao. Tiếp đến câu thơ dưới, càng bộc lộ rõ hơn nữa sức mạnh cả về lực lượng và nhuệ khí của quân đội thời Trần. Có thể nói linh hồn làm nên sức mạnh của các cuộc chiến thời kì này là hào khí Đông A của dân tộc, mà kết tinh trong đó là tình yêu nước nồng nàn mãnh liệt, là sự hy sinh không quản thân mình của các chiến sĩ trên sa trường cùng tinh thần quyết chiến quyết thắng hằn vào cốt tủy. Chính vì thế, sức mạnh “khí thôn ngưu” mà Phạm Ngũ Lão dùng để biểu đạt cho quân đội nhà Trần là cực kì chính xác, vừa thấy được giọng điệu hào hùng trong câu thơ, vừa thấy được tinh thần và khí thế chiến đấu ngút trời của tráng sĩ. Kết hợp cả hai câu thơ hình ảnh con người xuất hiện trong bối cảnh không gian rộng lớn hùng vĩ đã giúp nâng tầm vị thế của hình tượng, khiến nó trở thành tượng đài bất diệt mang lí tưởng cao đẹp thời Trần.         Hai câu thơ cuối lại lắng đọng hơn bởi sự trăn trở của Phạm Ngũ Lão: “Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.           Nam nhi, công danh trái ở đây là muốn nhắc đến món nợ công danh của kẻ nam tử hán đại trượng phu. Như Nguyễn Công Trứ từng dõng dạc khẳng định: Đã sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ, nợ nam nhi thể hiện ý chí cũng như khát vọng của kẻ làm trai muốn đóng góp sức mình, muốn lập công thành danh để khẳng định vị thế, với ý nghĩa ấy nó hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực. Câu thơ cuối, giọng thơ trở nên đằm hơn, trầm hơn bởi nỗi thẹn Vũ Hầu của Phạm Ngũ Lão. Nỗi thẹn trước tấm gương tài đức lớn lao của Khổng Minh, điều đó đã thể hiện cái tâm và cái tầm của Phạm Ngũ Lão. Luôn mong muốn được cống hiến hết mình cho sự nghiệp thiên thu vạn đại của dân tộc.          Phạm Ngũ Lão dường như đã mang cả hào khí và hùng tâm của con người thời Trần vào trong trang viết để khắc họa trọn vẹn không khí thiêng liêng của lịch sử dân tộc, và vẻ đẹp hào hùng của con người thời đại. Và cũng qua những câu thơ cuối, giọng thơ trầm lòng và điển tích Vũ Hầu đã giúp người đọc hiểu hơn về tấm lòng và tư tưởng, nhân cách của vị chủ tướng nhà Trần.

Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường. Ông không chỉ biết đến là một danh tướng thời Trần mà còn là một nhà thơ với nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại.

Bằng lối viết trực tiếp, mở đầu hai câu thơ tác giả đã dựng những nét vẽ đầu tiên về chân dung người tráng sĩ Đông A:

Hoàng sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

Hình ảnh của con người nhà Trần hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, khí chất được miêu tả qua hai chữ đầu tiên "hoành sóc" với tư thế đầy oai hùng, kiên cường như khắc họa đậm nét những con người anh dũng lẫm liệt với ngọn giáo trong tay đi khắp giang sơn để bảo vệ quê hương, đất nước. Nó sừng sững như một bức tượng đài đầy hiên ngang giữa không gian rộng lớn của “ giang sơn” và dòng thời gian trôi chảy “ kháp kỉ thu”, người ấy mang vẻ đẹp của những đấng anh hùng từng trải, đã được tôi luyện mỗi ngày. Vận mệnh và sự bình yên của đất nước đang được đặt trên đầu ngọn giáo kia, đó là trọng trách lớn lao đặt lên vai người tráng sĩ, nhưng cũng chính ngọn giáo ấy là điểm tựa vững vàng che chắn cho cả dân tộc tồn tại. Câu thơ không có chủ ngữ mang ngụ ý của tác giả: đó không chỉ là một hình ảnh duy nhất của một con người duy nhất, mà là đại diện của biết bao con người thời đại, là không khí sôi sục của đất trời Đông A.

Chưa từng có một thời đại nào trong lịch sử, hình ảnh con người trở nên hùng vĩ đến vậy, một khí thế hùng tráng, lúc nào cũng hừng hực: "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu". Với cách nói ẩn dụ ước lệ kết hợp với phép phóng đại đã tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về khí thế dũng mãnh, kiên cường. Khí thế hiên ngang của quân đội ta xông pha ra trận phi thường đến mức có thể "nuốt trôi trâu". Ẩn sau cách nói cường điệu hóa, người đọc cảm nhận được lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ khi đưa tầm vóc của quân dân nhà Trần sánh ngang với vũ trụ bao la. Đó còn là tình yêu tổ quốc, dân tộc với khát vọng vươn lên để gìn giữ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Vẻ đẹp người tráng sĩ hiên ngang, hùng sảng là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, đây không chỉ là của một vị anh hùng cụ thể nào mà là vẻ đẹp muôn thuở của cả một dân tộc anh hùng.

Hai câu cuối, nhà thơ bộc lộ, thể hiện quan niệm về chí làm trai của mình trong thời buổi lúc bấy giờ

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết vũ hầu)

Với người quân tử trong xã hội phong kiến, đã sống trên đời phải được ghi công với núi sông, chí làm trai phải là phẩm chất không thể thiếu. Đó là tuyên ngôn chung, xu hướng chung, quan niệm chung của tất cả các bậc nam nhi có chí thời bấy giờ kể cả Nguyễn Công Trứ hay Phạm Ngũ Lão. và với Phạm Ngũ Lão, công danh vẫn là một thứ mà ông còn vương nợ vì thế mà khi nghe chuyện Vũ Hầu ông cảm thấy hổ thẹn với lòng.Tuy có những cái thẹn khiến người ta trở nên nhỏ bé, có những cái thẹn khiến người ta khinh thường nhưng cũng có nhwungx cái thẹn cho người ta thấy được tầm vóc cao lớn với ý chí quyết tâm mạnh mẽ và cái thẹn của danh tướng thời Trần là cái thẹn đó. Ông so sánh mình với Vũ Hầu để biết bản thân cần phải học hỏi, cần phải cố gắng hơn, đó là một tinh thần cầu tiến của nhà thơ đối với người tài giỏi. Tuy xuất thân từ một người nông dân những tác giả thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình làm cho người khác không thể nhìn vào hoàn cảnh xuất thân mà chê trách ông điều gif.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ với một số lượng ngôn từ ít ỏi, song lại đạt được tới sự hàm súc cao độ khi đã dựng lên được những bức chân dung con người và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào sảng, khí thế, dũng mãnh.

Bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão xứng đáng là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại, bài ca sẽ sống mãi theo năm tháng và luôn in hằn trong tâm trí bạn đọc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm