hãy viết đoạn văn sống phải biết xấu hổ , hổ thẹn giúp mình với
2 câu trả lời
nè bạn
Trong hành trình hoàn thiện và phát triển nhân cách, bên cạnh việc không ngừng trau dồi tri thức, con người cần rèn luyện rất nhiều đức tính khác nhau. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn". Câu nói đã để lại bài học sâu sắc về việc con người cần có niềm tự hào đối với những điều tốt đẹp của bản thân, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết xấu hổ để nhận thức được những sai lầm, yếu kém.
Tự hào và xấu hổ là hai trạng thái tinh thần hoàn toàn trái ngược nhau trong tâm lí con người. "Biết tự hào về bản thân" là việc con người nhận ra những điểm tốt đẹp mà mình đang có và tự tin, hãnh diện về điều này. Còn "xấu hổ" là cảm xúc tự ý thức được sai lầm hay yếu kém của bản thân, thể hiện qua sự ngượng ngùng hay hổ thẹn. Câu nói "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn" đã khái quát mối quan hệ và giữa hai trạng thái cảm xúc tưởng như đối lập của con người: điều cần thiết là biết tự hào, nhưng quan trọng hơn, con người cần biết xấu hổ.
Vậy thì tại sao "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn"? Như chúng ta đã biết, tự hào cũng đồng nghĩa với việc con người nhận ra những điểm mạnh và điều tốt đẹp mà bản thân mình đang có. Điều này sẽ hình thành sự tự tin - một trong những nhân tố quyết định sự thành công của con người. Khi biết tự hào, hay nói cách khác, khi có thái độ tự tin, chúng ta sẽ có được niềm tin và tin tưởng vào những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Từ đó hình thành những trạng thái, cảm xúc tinh thần mang tính tính cực, lạc quan và vận động tối đa mọi năng lực, hiểu biết, sở trường, điểm mạnh để hoàn thành tốt công việc. Như vậy, tự hào sẽ tạo ra động lực tích cực để thúc đẩy con người nỗ lực, cố gắng.
Bên cạnh tự hào thì đối với con người, "biết xấu hổ còn quan trọng hơn". Bởi khi biết xấu hổ, đồng nghĩa với việc chúng ta đã nhận thức được những sai lầm, thiếu sót của bản thân, đồng thời tìm ra những định hướng để khắc phục, sửa chữa. Như vậy, biết xấu hổ là một trong những yếu tố giúp con người bổ sung, sửa chữa những yếu kém và hoàn thiện, phát triển chính mình. Đồng thời, xấu hổ còn là một trạng thái cảm xúc thể hiện việc con người có lòng tự trọng về phẩm giá, giá trị của bản thân.
Mặc dù tự hào và tự biết xấu hổ là những phẩm chất cần thiết nhưng để phát huy hết tác dụng và ý nghĩa mà chúng đem lại, chúng ta cần phải biết kết hợp hai biểu hiện này. Con người không nên quá tự hào về bản thân mà dẫn đến kiêu căng, tự phụ, đánh giá sai lầm, ảo tưởng về năng lực của bản thân. Đồng thời, không nên quá tự ti phủ nhận năng lực của chính mình. Khi dung hòa được điều này, đồng nghĩa với việc con người đã có được một hành trang về kĩ năng để sống và phát triển không ngừng.
Như vậy, câu nói "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn" đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận ra những điểm mạnh của bản thân để phát huy, đồng thời nhận thức về những yếu kém, thiếu sót để sửa chữa.
Bạn đã bao giờ làm một việc sai lầm chưa? Bạn đã bao giờ phải xấu hổ trước mọi người vì hành vi sai lầm của mình chưa? Tôi nghĩ chắc mọi người ai cũng từng ít nhất một lầm rời vào tình trạng đó đúng không nào? Có người cho rằng " Xấu hổ trước mọi người là tình cảm tốt, nhưng biết xấu hổ trước bản thân còn tốt hơn". Tâm lí con người chúng ta là luôn biết hổ thẹn trước những người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân. Đặc biệt là chúng ta biết hổ thẹn trước chính bản thân của mình, đó còn được coi là điều tốt hơn bao giờ hết. Xấu hổ chúng ta có thể hiểu đó là một trạng thái tâm lý nình thường của con người, khi mà chúng ta thấy hổ thẹn về lỗi lầm của mình hay là mình bị thua kém người khác. Chúng ta vẫn thường nghe đến chuyện cần phải phê bình và tự phê bình đúng không nào? Cũng như việc xấu hổ này thì đó chính là đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quí của nhân cách. Biết xấu hổ là đã tự ý thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách. Còn xấu hổ trươc bản thân mình là khi chúng ta nhìn thấy điểm yếu, điểm chưa tốt của bản thân có ý thức tự hoàn thiện mình. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm. Người biết xấu hổ trước bản thân là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình, vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có. Phân biệt xấu hổ và tự ti. Phê phán những người không biết hổ thẹn. Bản thân cần nhận thức sâu sắc, xấu hổ không chỉ là trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người.