Ai có mở bài hay kết bài của 2 bài "Tỏ Lòng" và "Cảnh Ngày Hè" hay không cho em xin với mai thi rồi. ( Đừng lấy trên mạng nhé, phải ngắn nữa) Em cảm ơn

2 câu trả lời

Mơ bài Tỏ Lòng:

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng nổi tiếng đời Trần với tài văn võ song toàn, lại mang một ý chí chiến đấu vì dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sáng tác nhiều bài thơ thể hiện chí nam nhi và lòng yêu nước. Tiếc rằng các tác phẩm của ông đã thất lạc gần hết, chỉ còn lại hai bài thơ là “Thuật hoài” (Tỏ nỗi lòng) và “Vãn Hưng Đạo Đại Vương” (Khóc viếng Hưng Đạo Đại Vương). Trong đó bài “Thuật hoài” là áng thơ thể hiện hùng tâm tráng chí của một bậc đại trượng phu.

Kết bài Tỏ Lòng:

Quả thật, thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Phạm Ngũ Lão qua bài thơ “Tỏ lòng” đã cho ta thấy rõ điều đó. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng không hề gãy ý, ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao. Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, hòa chung với khí thế hào hùng của dân tộc.

Mở bài Cảnh ngày hè:

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau một kho tàng văn chương vĩ đại, đặc sắc. “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) là một trong số đó, bài thơ đã phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè qua con mắt tinh tế của tác giả, thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của Nguyễn Trãi. 

Kết bài Cảnh ngày hè:

Tóm lại, cảnh ngày hè là một bức tranh rực rỡ nhiều màu sắc được vẽ nên bằng tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên cảnh vật, con người. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù vậy, người con yêu nước ấy vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, vẫn luôn mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Chúc bạn học tốt!

1: Tỏ Lòng

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)

- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

2: Cảnh ngày hè

Mở bài phân tích Cảnh ngày hè

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.

+ Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống,...; người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân...

+ "Cảnh ngày hè" là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập, ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.

- Có thể trích dẫn lại nội dung bài thơ.

Kết bài phân tích Cảnh ngày hè

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè; tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

+ Nghệ thuật: Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động; thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn; ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt; sử dụng các điển tích, điển cố.

Mở rộng: Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề như “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn, “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.



Câu hỏi trong lớp Xem thêm