• Lớp 10
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi. Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Cho biết thể loại của văn bản trên Truyện cổ tích Câu 2: Cho biết nhân vật – người con gái trong truyện đã gặp khó khăn gì? Câu 3: Người con gái trong truyện đã làm gì để cho mẹ mình được sống lâu hơn? Câu 4: Hình ảnh bông hoa cúc ẩn dụ cho điều gì? Câu 5: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn “Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ” Câu 6: Nhận xét của anh/chị về nhân vật ngừời con gái trong câu truyện trên.

1 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám. Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói: - Chú uống đi. Đồng chí cán bộ kêu lên: - Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được. Bác mỉm cười: - À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không? - Dạ có ạ. Bác nghiêm nét mặt nói: - Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn. Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Hãy đặt một nhan đề phù hợp với chủ đề câu chuyện. Câu 3. Khái quát nội dung chính của văn bản. Câu 4. Chỉ và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn. Câu 5. Theo anh/ chị, cốc nước nóng và nước lạnh mà Bác mời đồng chí cán bộ Trung đoàn nhằm mục đích gì? Câu 6. Từ câu chuyện, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? (Trình bày trong khoảng 5 dòng) đang cần gấp mọi giúp mình với ạ

1 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem