• Lớp 10
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
27 lượt xem
1 đáp án
78 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem
1 đáp án
23 lượt xem

Đọc văn bản: Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng: “Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau ?” Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời: “Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!” Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo: “Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau,tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?” Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông bảo: “Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.” Ngưng một chút, ngài lại hỏi: “Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…” Rồi ngài lại tiếp tục: “Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà …muốn gì ..” Ngài kết luân: “Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau…Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !” Câu 1 : Từ câu chuyện trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc “ giữ trái tim cận kề với mọi người”

1 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi. Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Cho biết thể loại của văn bản trên Truyện cổ tích Câu 2: Cho biết nhân vật – người con gái trong truyện đã gặp khó khăn gì? Câu 3: Người con gái trong truyện đã làm gì để cho mẹ mình được sống lâu hơn? Câu 4: Hình ảnh bông hoa cúc ẩn dụ cho điều gì? Câu 5: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn “Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ” Câu 6: Nhận xét của anh/chị về nhân vật ngừời con gái trong câu truyện trên.

1 đáp án
29 lượt xem