Trình bày cảm nhận về lời ca của các bô lão và lời ca của nv khách trong TP Phú sông Bạch Đằng
2 câu trả lời
Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm từ dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật khách.
Nhân vật “khách” chính là lời tự xưng của tác giả, tạo ra được lối đối đáp của “chủ - khách” thường dùng trong thể phú. Trong bài nhân vật khách xuất hiện với những chuyến du ngoạn. Đầu tiên là chuyến du ngoạn trên các địa danh nổi tiếng trong các điển cố của Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Đây đều là những danh thắng đẹp và rộng lớn của Trung Quốc. Thứ hai là các địa danh của đất Việt: Cửa Đại Thanh, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. Đây đều là những địa danh khoáng đạt rộng lớn, đẹp đẽ và đặc biệt là chúng đã từng ghi dấu son trong lịch sử. Thiên nhiên hiện lên trước mắt nhân vật khách khoáng đạt, rộng lớn. Qua đó, nhân vật này hiện lên là người có tráng chí bốn phương. Cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt ham thích du ngoạn. Như vậy, hình tượng “khách” mà tác giả gây dựng ở đầu bài chính là một phân thân của tác giả, trong bóng dáng của khách ta thấy được bóng dáng của nhà thơ.
Ở đoạn tiếp theo, khi đứng trước thiên cảnh sắc thiên nhiên sông Bạch Đằng, nhân vật khách bộc lộ niềm vui mừng trước vẻ đẹp hùng vĩ vừa thơ mộng. Đó cũng là niềm tự hào không giấu nổi trước dòng sông ghi dấu những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Không chỉ vậy, nhân vật khách còn bộc lộ trực tiếp những buồn thương, nuối tiếc trước chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi lại nỗi hoang vu và hiu quạnh khôn xiết, anh hùng nay đã mất, chỉ còn lại những dấu vết cũng sắp sửa phai mờ. Khách đứng trước sông Bạch Đằng hàng giờ, không giấu nổi sự hụt hẫng, trống trạng. Tâm trạng lúc này của khách có sự thay đổi từ hướng ngoại và sôi nổi sang hướng nội và buồn thương nuối tiếc trước dòng chảy lạnh lùng của thời gian, lịch sử:
Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Bên sông bô lão hỏi, hỏi ý ta sở cầu?
Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau.
Chiến trường oanh liệt khi xưa, ngày nay chỉ còn lại bờ lau, bến lách, sông chìm, giáo gã. Những vị anh hùng lưu danh sử sách cũng chỉ còn được lưu danh trong thiên cổ. Qua đó, nhà thơ gửi gắm nỗi niềm lo lắng của một người chí sĩ yêu nước trước hoàn cảnh đất nước cuối thời Trần lúc bấy giờ.
Cuối cùng, hình tượng “khách” còn được xuất hiện ở cuối tác phẩm qua những lời ngợi ca hô ứng với lời ca ngợi của các bô lão. Nhân vật khách đã cụ thể hóa chân lý của các bô lão nêu ở trên
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh
Hai vị anh hùng được nhắc chính là Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi muôn đời. Nhân vật khách đã ca ngợi dòng sông Bạch Đằng ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước.
Hình tượng nhân vật khách được xây dựng trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng hay cũng chính là đại diện cho Trương Hán Siêu. Những nỗi niềm mà nhân vật khách gửi gắm hay cũng chính là tiếng lòng của chính nhà thơ. Phú sông Bạch Đằng quả là một tác phẩm chứa đựng những giá trị cao đẹp.
`to` 8 Câu thơ cuối của bài trên thể hiện lòng yêu nước. Nhân vật "khách" thích ngao du thiên hạ, thích học hỏi mọi nơi, đó là tác giả của bài và vị tác giả này và tám câu thơ cuối của bài mà ông sáng tác đã nói lên rằng tình cảm của tác giả dành cho đất nước ta