Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay con kiến li ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lãnh đường mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con quốc giữa trời Dầu kêu ra máu có người nào nghe. (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? Câu 3. Anh/ chị hãy nêu chủ đề của bai ca dao trên? Câu 4: ba8f ca dao có những hình ảnh gì? những hình ảnh đó có đ điểm gì chung Câu 5. Chỉ ra 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên và nêu hiệu quả biểu đạt? Câu 6. Anh/chị hãy sưu tầm 1 bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thương thay”. Qua đó, anh/ chị có suy nghĩ gì về những bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thương thay"?
1 câu trả lời
Câu 1: Thể thơ: lục bát
Câu 2: miêu tả + biểu cảm
Câu 3: Chủ đề: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ
Câu 4: Bài ca dao có những hình ảnh “con kiến”, “con tằm”, “con hạc”, “con cuốc”
- Điểm chung: đều chỉ những kiếp người nhỏ bé trong xã hội phong kiến
Câu 5: - Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp tu từ điệp ngữ
=> Nhằm nhấn mạnh nỗi niềm thương cảm dành cho những kiếp người trong xã hội xưa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận ấy
Câu 6:
- Bài ca dao bắt đầu bằng "thương thay"
"Thân ai khổ như thân con rùa
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như thân anh kia
Ngày đi cuốc bãi tối về nằm suông"
- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của những người nông dân trong xã hội xưa. Họ bị bóc lột tàn nhẫn, bị lệ thuộc, không có quyền được quyết định cuộc sống của mình.