PHẦN TẬP LÀM VĂN HỌC 2 TÁC GIẢ:PHẠM NGŨ LÃO VÀ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Đừng lấy trên gg nha mn cảm ơn nhiều
1 câu trả lời
a, Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân (câu 1, 2, 5, 6)
*Câu 1+2:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về cuộc sống chất phác của một "lão nông tri điền"với những công cụ lao độn: mai, cuốc để đào đất, xới giun, cần câu để câu cá.
- Cách dúng số từ tính đếm rành rọt: "Một..., một..., một..." cho thấy tất cả đã sẵn sàng, chu đáo.
=> Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động đã đi vào trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như mang một sắc thái mới, tô đậm thêm vẻ thanh nhàn, tự tại.
- "Thơ thẩn": trạng thái thảnh thơi, trong lòng không bận chút cơ mưu, tư dục, không bận tâm với lối sống bon chen, chạy đua với danh lợi.
- Mặc người đời với những thú vui của họ, mặc người đời bon chen, toan tính, cầu danh lợi, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ung dung, tự tại với lối sống của mình => Phải là người có bản lĩnh vững vàng mới có thể có được phong thái như thế.
*Câu 5+6:
- CUộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao. Ông sống gần gũi với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Mùa nào thức ấy, con người tận hưởng những thứ sẵn có xung quanh.
- Hai câu thơ là bộ trnh tứ bình về cảnh sinh hoạt với đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đầy đủ mùi vị, hương sắc. Măng trúc, giá đỗ là những món ăn thanh đạm, dân giã, mang đậm phong cách thôn quê, phù hợp với lối sống của những con người muốn hòa mình với thiên nhiên. Sinh hoạt của người thanh nhàn rất tự nhiên, thoải mái "xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Như vậy, chuyện ăn uống, tắm táp, làm lụng đã trở thành thứ nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhiều lần thơ Trạng Trình đã có những cử chỉ, hành động mang dáng dấp rất đỗi đời thường mà vẫn thanh cao như vậy.
"Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích
Hiên mai vắt cẳng hát nghiêu ngao"
(Thơ Nôm số 43)