2 câu trả lời
Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết
1. Mở bài
Giới thiệu chung về món dưa ngày Tết
2. Thân bài
* Lịch sử món ăn:
- Có từ lâu
- Được dùng trong các bữa ăn của gia đình ngày Tết
- Trở thành một nét văn hoá trong bữa cơm nhà đầu năm
* Nguyên liệu để làm món ăn:
- Hành, tỏi
- Cà rốt
- Su hào
- Đu đủ
- Ớt đỏ
- Gia vị: nước mắm, đường, muối,...
* Cách làm món ăn:
- Gọt vỏ, rửa sạch
- Cắt thành từng miến
- Rửa sạch và đem phơi héo
- Làm nước muối dưa món
- Sắp rau củ vào lọ và đổ nước vào muối
* Yêu cầu chất lượng thành phẩm:
- Màu sắc đẹp
- Dưa giòn, không bị quá mềm hoặc quá dài
- Vị chua chua, ngọt ngọt, dễ ăn
* Dưa món trong bữa ăn:
- Ăn kèm với bánh chưng, cơm nóng hay thịt kho
- Làm mồi nhắm rượu
3. Kết bài
Ngày nay, xã hội càng phát triển, người ta càng chú trọng đến những bữa ăn ngon, những món ăn đắt tiền, sang trọng, nhưng món dưa món vẫn giữ một vị trí quan trọng trong bữa ăn ngày Tết. Nó trở thành một hương vị Tết trong tâm hồn người dân Việt Nam.
------------------------- Hết ----------------------------
1. Mở bài:
- Giới thiệu ngày Tết Nguyên Đán.
2. Thân bài
a. Khái niệm:
- Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, được tính theo lịch âm, với ba ngày tết chính (3 ngày Tân Niên) là mùng 1, mùng 2 và mùng 3 tháng Giêng âm lịch.
- Tết là dịp mọi người cùng nhau sum họp, quây quần bên nhau.
b. Nguồn gốc:
- Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước Đông Á, do tập quán canh tác bắt đầu vào mùa vào những ngày đầu năm, tức là tiết đầu tiên trong 24 tiết khí trong năm thường gọi là tiết Nguyên Đán, sau này gọi là Tết Nguyên Đán.
- Để cầu chúc cho mùa màng gieo cấy được thuận lợi, người dân thường chọn tiết khởi đầu trong năm này để cúng lễ, ăn mừng, vui chơi nhằm gây dựng không khí vui tươi, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.
c. Các hoạt động trong Tết Nguyên Đán:
- Cúng ông Táo: Mua cá chép đem thả, làm cỗ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
- Cúng Tất Niên: Là một lễ cúng quan trọng và cần chuẩn bị tươm tất đủ đầy với các món ăn truyền thống.
- Ngoài ra còn có lễ cúng Giao Thừa, lễ cúng trong 3 ngày Tân Niên cũng được thực hiện tương tự.
- Gói bánh chưng chuẩn bị ăn Tết những ngày cuối năm là một dấu ấn, một đặc trưng không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán và cho đến ngày hôm nay nó vẫn được duy trì như một phong tục đẹp đẽ.
- Chơi hoa: Bên cạnh mai, đào ngày nay còn có muôn thứ hoa rực rỡ khác được dùng để chơi tết ví như cúc vạn thọ, hoa hồng, hoa mào gà, bách hợp, hoa ly thơm ngào ngạt, ...
- Ăn Tất Niên, đón Giao Thừa.
- Xông đất: Gia chủ thường tự xông đất cho nhà mình, hoặc có thể nhờ một người thân thiết, hợp tuổi xông đất, cầu mong cho năm mới khởi đầu thuận lợi, nhiều may mắn.
- Hái lộc: Mỗi một người xuất hành ra khỏi nhà, sau đó chọn hái cho mình một nhành cây, nhành hoa mang về nhà, với mục đích rước lộc vào nhà, cầu may mắn.
- Chúc Tết: Trong những ngày tết mọi người thường có tục đến thăm và chúc tết những người thân thiết.
- Đi chùa cầu may, lễ Phật, thể hiện một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nhận chung.