Rút ra bài học cho bản thân qua bài thơ Tỏ lòng,Cảnh ngày hè, Nhàn,Đọc tiểu thanh kí
2 câu trả lời
*Tỏ lòng: Bài thơ tỏ lòng của phạm Ngũ Lão thể hiện chí làm trai của tráng sĩ nhà Trần với vóc dáng hùng dũng hiên ngang vì một lí tưởng cao đẹp đó là dành lại độc lập tự do cho dân tộc .hình ảnh tráng sĩ qua tư thế cầm ngang ngọn giáo giữa non sông thể hiện tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ ,sánh ngang cùng trời đất .hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát gợi ra hào lhis dân tộc thời nhà trần xưa kia biết bao thế hệ thanh niên đã mang trong mình những lí tưởng cao đẹp đã ngã xuống vì sự độc lập của dân tộc , vì cuộc sống ấm no của nhân dân .Đến bây giờ khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất thì một bộ phận không nhỏ thanh niên chúng ta đã đánh mất đi .họ sống trong sự bao bọc chở che của gia đình mà quên đi rằng vẫn còn rất nhiều kẻ thù đang nhòm ngó nhằm xâm lược nước ta .Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước vì vậy chúng ta cần phải có những hành động đẹp,một lí tưởng cao cả vì một Việt Nam tươi sáng tốt đẹp hơn.
*Cảnh ngày hè: Bài học là về lối sống thanh cao, giản dị, khát khao, sống trọn đời vì lợi ích của nhân dân.
*Nhàn: ta nên có một lối sống thanh cao để tâm hồn luôn trong sáng. Khi tâm hồn được nhẹ nhàng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Và bản thân chúng ta phải là những con người có tâm thế chủ động đi tìm cái lỗi sống nhàn cho chính mình.
*Đọc tiểu thanh kí:bài thơ thể hiện nỗi lòng, sự cảm thông của đại thi hào Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh. Cũng qua đó, Nguyễn Du cảm thán cuộc đời, cảm thán cuộc đời mình dường như cũng giống nàng Tiểu Thanh. Cũng như những bài thơ khác của ông, Độc Tiểu Thanh kí mang đầy giá trị nhân đạo khi Nguyễn Du đã nhắc đến vấn đề cuộc sống của những con người bị cái ác, bị xã hội vùi dập và đặc biệt là người phụ nữ trong thời đại xưa. Ông không chỉ thể hiện sự xót thương mà còn cả sự trân trọng những gì họ để lại cho đời sau. Trước tấm lòng của Tố Như, chẳng cần đợi đến 300 năm sau, Tố Hữu đã “tri âm” Nguyễn Du qua những vần thơ da diết