Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe. Câu 1: Anh/chị hãy nêu ra chủ đề của bài ca dao trên
2 câu trả lời
Thương thay thân phận con tằm ,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ .
Thương thay lũ kiến li ti ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi .
Thương thay hạc lánh đường mây ,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi .
Thương thay con cuốc giữa trời ,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe .
Câu 1 : Bài ca dao trên thuộc chủ đề " Những câu hát than thân "
⇒ Bắt đầu bằng mô típ mở đầu quen thuộc trong các bài ca dao là Thương thay . Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ , lấy các con vật nhỏ bé , đáng thương và gần gũi làm hình ảnh biểu tượng nhằm diễn tả sự khổ cực , đắng cay , đau khổ mà con người lao động phải hứng chịu . Kèm theo đó , kết hợp sử dụng phép điệp ngữ nhằm nhấn mạnh sự đồng cảm của người viết về sự chua xót của những con người ấy , nói lên những tiếng lòng của họ về số phận của mình , ngoài ra đây cũng là lời phản kháng , tố cáo chính quyền trong xã hội phong kiến .
- Chủ đề của bài ca dao:
+ Nói về thân phận của con tằm và số phận của nó.
+ Con tằm được coi là số phận của những người nông dân bé cổ thấp họng trong xã hội cũ cũng vậy, cả đời khom lưng quỳ gối, bị bóc lột sức lao động đến hơi thở cuối cùng để làm giàu cho lũ địa chủ, quan tham tàn nhẫn và độc ác. Hình ảnh con tằm như đại diện cho bao kiếp người đau khổ, sống trong nỗi nhọc nhằn bị bòn gan rút ruột của nhân dân ta thời trước.
+ Qua đó, ta thêm cảm thông hơn với những ngày tháng đất nước còn chìm trong đêm trường áp bức, bóc lột của bè lũ quan tham, địa chủ còn tồn tại.