• Lớp 10
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
27 lượt xem

Câu 11: Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Lợi ích kinh tế. B. Lợi ích xã hội. C. Tình yêu chân chính. D. Văn hóa gia đình. Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập? A. Sống tự do trong xã hội. B. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người. C. Sống theo sở thích cá nhân. D. Sống phù hợp với thời đại. Câu 13: Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn A. Biến đổi cho phù hợp xã hội. B. Biến đổi theo trào lưu xã hội. C. Thường xuyên biến đổi. D. Biến đổi theo nhu cầu của mỗi người. Câu 14: Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. B. Thân mật và gần gũi. C. Quan tâm và chăm sóc. D. Lấp lửng trong cách ứng xử. Câu 15: Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng? A. Nhân dân trong khu dân cư. B. Người Việt Nam ở nước ngoài. C. Tổ học tập. D. Trường học. Câu 16: Biểu hiện nào dưới đây không phải là nhân nghĩa ? A. Lòng thương người. B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình. D. Nhường nhịn người khác. Câu 17: Những chuẩn mực đạo dức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Yêu nước, yêu tập thể. B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. C. Rộng lượng, chân thành. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. Câu 18: Câu tục ngữ "đói cho sạch, rách cho thơm" thể hiện phạm trù cơ bản nào của đạo đức học? A. Danh dự. B. Nhân phẩm. C. Hạnh phúc. D. Nghĩa vụ. Câu 19: Em đồng ý với quan niệm nào sau đây? A. Tình yêu là chuyện riêng của hai người, không liên quan ai cả. B. Không yêu cha mẹ thì không yêu người khác. C. Tình yêu không là cơ sở của hôn nhân. D. Tình yêu là đặc quyền của tuổi trẻ. Câu 20: Trong các phạm trù đạo đức, phạm trù nào là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức con người? A. Lương tâm B. Nhân phẩm C. Hạnh phúc D. Hòa nhập. Câu 21. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nam ở nước ta là A. từ đủ18 tuổi trở lên. C. từ đủ 20 tuổi trở lên. B. từ đủ 19 tuổi trở lên. D. từ đủ 21 tuổi trở lên. Câu 22. Gia đình có mấy chức năng? A. 3 chức năng. C. 5 chức năng. B. 4 chức năng. D. 6 chức năng. Câu 23. Tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng? A. Nhân nghĩa. B. Nhân đạo. C. Tình cảm yêu mến. D. Lòng thương người. Câu 24. Chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào sau đây? A. Hợp tác. B. Đoàn kết. C. Giúp đỡ. D. Đồng lòng. Câu 25. Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập? A. Sống không xa lánh mọi người. B. Sống theo sở thích của bản thân. C. Sống theo xu hướng của xã hội. D. Sống tự do, thoải mái trong xã hội. Câu 26. Mọi người cần phải biết hợp tác vì lí do nào sau đây? A. Mỗi người không thể tự hoàn thành công việc riêng. B. Mang lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung. C. Trong xã hội có sự phân công công việc cụ thể. Câu 27. Trường THPT A tổ chức cho học sinh khối 12 tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động nào? A. Xã hội. B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Y tế. Câu 28. Hành vi, việc làm nào sau đây là biểu hiện của hợp tác? A. Cùng nhau bàn bạc, thảo luận bài tập nhóm. B. Một nhóm người kết bè phái gây mâu thuẫn tại khu dân cư. C. Hai người cùng nhau trêu trọc một người khác. D. Một nhóm người bàn nhau tìm cách chia rẽ khối đoàn kết. Câu 29: Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có điểm mạnh và hạn chế riêng. Vì thế, sự…….. trong công việc sẽ giúp mọi người có thể hỗ trợ tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn A. Góp sức. B. Đoàn kết. C. Hỗ trợ. D. Hợp tác. Câu 30: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là gì? A. xác định mục đích và động cơ học tập đúng. B. Phê phán những hành vi sai trái. C. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường. D. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

2 đáp án
27 lượt xem

A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là A. đạo đức. B. pháp luật. C. tín ngưỡng D. phong tục. Câu 2: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là A. lương tâm. B. danh dự. C. nhân phẩm. D. nghĩa vụ. Câu 3: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là A. tự trọng. B. danh dự. C. hạnh phúc. D. nghĩa vụ. Câu 4: Độ tuổi quy định kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 18 tuổi. B. 19 tuổi. C. 20 tuổi. D. 21 tuổi. Câu 5: Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây? A. Hôn nhân và huyết thống. B. Hôn nhân và họ hàng. C. Họ hàng và nuôi dưỡng. D. Huyết thống và họ hàng. Câu 6: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là A. cộng đồng. B. tập thể. C. dân cư. D. làng xóm. Câu 7: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. tự nguyện. B. bắt buộc. C. cưỡng chế. D. áp đặt. Câu 8: Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình? A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình. B. Làm cho mọi người gần gũi nhau. C. Nền tảng đạo đức gia đình. D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn. Câu 9: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây? A. Đạo đức, pháp luật. B. Đạo đức, tình cảm. C. Truyền thống, quy mô gia đình. D. Truyền thống, văn hóa. Câu 10: Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất A. đạo đức cá nhân. B. đạo đức xã hội. C. cá tính con người. D. nhân cách con người.

2 đáp án
27 lượt xem

TRẮC NGHIỆM Các phạm trù đạo đức cơ bản Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Phong tục Câu 2. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. Tự nguyện B. Bắt buộc C. Cưỡng chế D. Áp đặt Câu 3. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội? A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vữngB. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau Câu 4. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân? A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình? A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đìnhB. Làm cho mọi người gần gũi nhau C. Nền tảng đạo đức gia đình D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn Câu 6. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực A. Sống thiện B. Sống tự lập C. Sống tự do D. Sống tự tin Câu 7. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của A. Cộng đồng B. Gia đình C. Anh em D. Lãnh đạo Câu 8. Khi nhu cầu và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết A. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chungB. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân. Câu 9. Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là A. Lương tâm B. Danh dự C. Nhân phẩm D. Nghĩa vụ Câu 10. Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy A. Cắn rứt lương tâm B. Vui vẻ C. Thoải mái D. Lo lắng Câu 11. Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải làm gì dưới đây? A. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh B. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ C. Chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ D. Lễ phép với cha mẹ Câu 12. Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần thực hiện điều nào dưới đây? A. Có tình cảm đạo đức trong sáng B. Hạn chế giao lưu với bạn xấu C. Chăm chỉ lao động D. Chăm chỉ học tập Câu 13. Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là? A. Tự trọng B. Danh dự C. Hạnh phúc D. Nghĩa vụ Câu 14. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có A. tự trọng B. tự ái C. danh dự D. nhân phẩm Câu 15. Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người A. tự ái B. tự trọng C. tự tin D. tự ti Câu 16. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có A. danh dự B. nhân phẩm C. ý thức D. tình cảm Câu 17. Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hớp với chuẩn mực đạo đức? A. Im lặng để bạn chép bài B. Báo giáo viên bộ môn C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khácD. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn Câu 18. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động,nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học. B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia. C. Khuyên các không nên nên tham gia. D. Chế giễu những bạn tham gia. Câu 19. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “ Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giaó lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định. C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia. D. Lờ đi, coi như không biết. Câu 20. Trên đường đi học em thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu. Là người chứng kiến, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Dừng lại giúp đỡ dù muộn học. B. Hô hoán nhờ người giúp đỡ để kịp đi học. C. Cứ đi học vì mình không liên quan. D. Đứng chụp ảnh đăng lên Facebook.

2 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem
2 đáp án
108 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
33 lượt xem