Ý nghĩa của bài thơ "nhớ rừng" và bài thơ "ông đồ" ? Bản thân em cần làm gì sau khi học xong 2 văn bản đó ? Khổ thơ cuối bài "khi con tu hú " thể hiện nội dung gì ? Từ đó em cần có thái độ gì ?

2 câu trả lời

*Ý nghĩa bài thơ:

- Nhớ rừng: Diễn tả tâm trạng đau đớn, phẫn uất, khinh thường cảnh giả tạo xung quanh của con hổ khi bị giam cầm; nói lên nỗi nhớ cội nguồn của con hổ về một thời quá khứ oai hùng oanh liệt  và khát khao tự do mãnh liệt. Ẩn ý trong bài, tác giả còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thầm kín của nhân dân sống trong nô lệ và khát khao được hòa bình, tự do; thoát khỏi sự đô hộ, tù túng.

- Ông đồ: Nói về tình cảnh đáng thương của "ông đồ", qua đó thấy rõ sự tàn lụi của lớp người và truyền thống xưa cũ, nỗi nhớ, tiếc cảnh của lớp người xưa.

Qua hai bài thơ, ta có thể cảm nhận được lời nói, bức thư của hai tác giả gửi đến chúng ta, nhắc nhở ta phải nhớ đến những tầng lớp những người ngày xưa là ông bà, cha mẹ hay những người lính, những người đã hi sinh cho ta được sống trong hòa bình. Biết gìn giữa những phong tục, tập quán của quê hương, đất nước mình, quan trọng hơn là biết và quan tâm đến những người đã gìn giữa những phong tục, tập quán ấy. Luôn sống và làm theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

* Khổ thơ cuối bài "khi con tu hú"

- Nội dung: Thể hiện niềm thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Với tâm trạng nhức nhối, đầy ý chí của Tố Hữu là dấu hiệu, sức mạnh, báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này.

- Qua tác phẩm, ta như thấy trong lòng được truyền ngọn lửa tình thần về sự quyết tâm, ý chí, sức mạnh cuả một con người yêu nước nồng nàn. Luôn hết mình, nghe theo tiếng gọi khi Tổ Quốc cần.

Chúc bạn học tốt!

* Ý nghĩa bài thơ:

- Nhớ rừng: Diễn tả tâm trạng đau đớn, phẫn uất, khinh thường cảnh giả tạo, tầm thường xung quanh của con hổ và tác giả cũng như những con người trong xã hội đương thời xưa.  tác giả còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thầm kín của nhân dân sống trong nô lệ và khát khao được hòa bình, tự do; thoát khỏi sự đô hộ, tù túng.

- Ông đồ: Nói về tình cảnh đáng thương xót của ông đồ, qua đó nỗi nhớ, tiếc cảnh của lớp người xưa và sự suy tàn của nhưunxg nét văn hóa thời xưa.

⇒ Qua hai bài thơ ta cần biết gìn giữa những phong tục, tập quán của quê hương, đất nước mình. Luôn sống và làm theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Hãy biết sống một cuộc sống tự do, tránh khỏi những sự "giam cầm" của bản thân.

* Khổ thơ cuối bài "khi con tu hú"

- Nội dung: Thể hiện niềm thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. 

- Qua tác phẩm, ta cần có sự quyết tâm, ý chí, sức mạnh cuả một con người yêu nước nồng nàn, luôn hết mình, nghe theo tiếng gọi khi Tổ Quốc cần và luôn vươn mình khỏi công việc. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm