Xin hãy giúp em ạ, em xin lỗi em chỉ còn bây nhiêu đây điểm, em cảm ơn rất nhiều ạ. 1. Phân tích mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng. (Cuối thế kỉ XVIII) 2. So sánh trẻ em ngày nay với trẻ em bị bóc lột ở thế kỉ XVIII - XX. 3. Vì sao Anh là nước "chủ nghĩa đế quốc thực dân"? 4. Vì sao Pháp là nước "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"? 5. Vì sao Đức là nước "chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến"? 6. Vì sao Mĩ là "xứ sở những ông vua công nghiệp"?
2 câu trả lời
1.
- Tăng lữ và quý tộc là những đẳng cấp trên của xã hội, chỉ chiếm khoảng 10% dân số, nhưng có tất cả các đặc quyền đặc lợi: được vào triều, miễn thuế, được thu thuế, nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội, chính quyền, tôn giáo.
- Đẳng cấp thứ ba chiếm tới 90%, gồm nhiều giai cấp, tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Đẳng cấp thứ ba phải gánh chịu tất cả gánh nặng của chế độ phong kiến chuyên chế như nộp thuế, chịu mọi nghĩa vụ phong kiến. Họ mâu thuẫn với hai đẳng cấp trên và với chế độ phong kiến chuyên chế, nên đòi hỏi phá bỏ chế độ ấy.
2.
- Trẻ em ở thế kỷ XVIII - XX:
+ Bị coi như là những người lớn, phải lao động vất vả
+ Bị bóc lột sức lao động
+ Thể lực yếu nên không thể chống cự
+ Thân hình nhỏ bé
+ Thiếu chất, dinh dưỡng
- Trẻ em ngày nay:
+ Nhà nghèo thì phải đi ăn xin, nhà bình thường hoặc giàu thì được cha mẹ nuôi nấng
+ Được dạy dỗ hẳn hoi, không thiếu chất dù nghèo
+ Không phải lao động
3.
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. ... - Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.
⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
4. Vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.
5. Vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.
6. Vì: Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ-rớt” công nghiệp khổng lồ (thép, dầu, ô tô...) đứng đầu các công ti đó là những ông vuanhư “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, ...
$#thanhmaii2008$
1.
- Tăng lữ và quý tộc là những đẳng cấp trên của xã hội, chỉ chiếm khoảng 10% dân số, nhưng có tất cả các đặc quyền đặc lợi: được vào triều, miễn thuế, được thu thuế, nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội, chính quyền, tôn giáo.
- Đẳng cấp thứ ba chiếm tới 90%, gồm nhiều giai cấp, tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Đẳng cấp thứ ba phải gánh chịu tất cả gánh nặng của chế độ phong kiến chuyên chế như nộp thuế, chịu mọi nghĩa vụ phong kiến. Họ mâu thuẫn với hai đẳng cấp trên và với chế độ phong kiến chuyên chế, nên đòi hỏi phá bỏ chế độ ấy.
2.
- Trẻ em ở thế kỷ XVIII - XX:
+ Bị coi như là những người lớn, phải lao động vất vả
+ Bị bóc lột sức lao động
+ Thể lực yếu nên không thể chống cự
+ Thân hình nhỏ bé
+ Thiếu chất, dinh dưỡng
- Trẻ em ngày nay:
+ Nhà nghèo thì phải đi ăn xin, nhà bình thường hoặc giàu thì được cha mẹ nuôi nấng
+ Được dạy dỗ hẳn hoi, không thiếu chất dù nghèo
+ Không phải lao động
3.
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. ... - Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.
=> Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
4.
Vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.
5.
Vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.
6.
Vì: Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ-rớt” công nghiệp khổng lồ (thép, dầu, ô tô...) đứng đầu các công ti đó là những ông vuanhư “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, ...