Xác định và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

2 câu trả lời

      " Một bếp lửa chờn vờn sương sớm" 

         Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

      Cháu thương bà biết mấy nắng mưa "

Không phải lửa ga, lửa điện mà là lửa rơm thơm hương, " nồng đượm ". Đây là hình ảnh rất đỗi quen thuộc, bình dị ở làng quê nông thôn Việt Nam ngày trước. Bếp lửa được nhóm lên từ sớm tinh mơ, trong "sương sớm". Ngọn lửa rung rinh, nhảy nhót hắt ánh sáng khi mờ, khi tơ trên vách, trên liếp. Từ láy hình tượng" chờn vờn" vừa giúp ta hình dung ánh lửa bếp bập bùng, lay động, vừa gợi cái mờ nhòa của kí ức rất xa ! Kết hợp và biến thể 2 từ "ấp iu" trở thành sáng tạo mới mẻ của nhà thơ Bằng Việt. "Ấp iu" tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và gợi tấm lòng chi chút của người nhóm lửa là tự nhiên, hợp lí. Như thế người bà thấp thoáng hiện ra ở 2 câu đầu, không phải với gương mặt, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da mà gắn liền cùng bếp lửa, với tấm lòng âu yếm thương yêu !

   Điệp từ " một " như nhấn vào sự lẻ loi, còn ẩn dụ " nắng mưa " lại cho thấy phần nào cuộc đời vất vả, toan lo, âm thầm, lặng lẽ của bà. Nghĩ về cuộc đời ấy " cháu thương bà " khôn xiết kể. Chữ " thương " giản dị làm sao và cũng xúc động làm sao ! Cảm xúc được bật ra thành lời, trực tiếp, lan tỏa trong câu thơ, thấm sâu vào lòng người đọc.                                                                           ~ Gửi bạn ~ 

- Điệp ngữ “Một bếp lửa”  cùng với biện pháp liệt kê trở thành điệp khúc với lời khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. Các từ láy “chờn vờn” “Ấp iu” gợi hình gợi cảm đã diễn tả rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện  của bếp lửa cũng như bàn tay khéo léo của người nhóm lửa. Bên cạnh đó phép ẩn dụ " nắng mưa " lại cho thấy phần nào cuộc đời vất vả, toan lo, âm thầm, lặng lẽ của bà. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
15 giờ trước