Vole 5 sao ! C1: Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập cổ đại. C2:Những thành tựu chủ yếu về văn hóa của Ai Cập là j ? C3:điều kiện tự nhiên của lưu vực sông ấn và sông hằng. C4:những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ. C5:những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ là j ?

2 câu trả lời

1

  • Qúa trình thành lập nhà nước của người Ai Cập: Từ khoảng thiên nirn kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập, đứng đầu Pha-ra-ông.

2.

– Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:

Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ”paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ “Papyrus”. Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm “bút” rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình (hình 1, tr.29).Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư

3

Điều kiện tự nhiên của vùng Lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn Độ:

  • Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông
  • Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a 
  • Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn
  • Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc
  • Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc

Sông Ấn chảy qua những quốc gia ngày nay như:  Pa-ki-xtan, Ấn Độ

Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn là:  do khu vực bắc ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Nơi đây hằng năm được bồi đắp phù sa, có sự tác động của gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nên cư dân sống nhiều tại đây

4.

  • Hệ thống kinh, vĩ tuyến.
  • Bản đồ.
  • Tỉ lệ bản đồ.
  • Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ.

5.

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là: • Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo. Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.

Câu 1:
Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập, đứng đầu là Pha-ra-ông.

Câu 2:

– Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:

Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ”paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ “Papyrus”. Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm “bút” rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình (hình 1, tr.29).Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư

Câu 3:

Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ:

Ở phía bắc, Ấn Độ bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. 

Phía Tây và phía Đông là những vùng đồng bằng. 

Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn và sông Hằng lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.

Nền văn minh ở lưu vực sông Ấn đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.

=> Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới.
Câu 4:

Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:

– Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đa- va đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

– Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na:

- Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn)

- Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ

- Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân,

- Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.

Câu 5:

- Tư tưởng:  đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.

- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm