Với những đặc điểm về dân cư và xã hội của đông nam á theo em khu vực sẽ có những thuận lợi vả khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội
2 câu trả lời
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;”
i. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
ii. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính;
iii. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;
iv. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;
v. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;
vi. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
1.2. Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN (15/12/2009) đã khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trên, đồng thời bổ sung thêm các mục tiêu mới cho phù hợp với tình hình, cụ thể gồm 15 mục tiêu sau:
i. Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
ii. Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội;
iii. Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực Không có Vũ khí Hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;
iv. Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hòa bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp;
v. Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự trung chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;
vi. Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;
vii. Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
viii. Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
ix. Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;
x. Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN;
xi. Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;
xii. Tăng cường hợp tác tỏng việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;
xiii. Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
xiv. Thúc đẩy một bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hóa và các di sản của khu vực; và
xv. Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.
Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế khu vực
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á đã mang lại cho khu vực này những thuận lợi sau:
– Sự đặc trưng về vị trí địa lý khu vực (có nhiều quốc gia có các cửa ngõ thông ra biển, nằm trên đường ngã tư giao thông trọng điểm, nằm trong vùng kinh tế năng động nhất – Châu Á Thái Bình Dương) đã giúp Đông Nam Á có điều kiện để giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các nước trong và ngoài khu vực; Mặt khác, cũng tạo điều kiện để phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, các hoạt động dịch vụ, du lịch.
– Địa hình gồm phần đất liền và hải đảo, được phân ra làm các dạng địa hình đa dạng và phong phú, tạo điều kiện để người dân canh tác, phát triển kinh tế một cách đa dạng dựa theo đặc điểm của từng ngành kinh tế và từng khu vực địa hình. Mặt khác, dựa trên đặc điểm của vùng đất liền và thềm lục địa, nên nơi đây cũng chứa nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu mỏ, … thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Việt Nam và Thái Lan hiện đang là hai quốc gia có trữ lượng và chất lượng sản xuất gạo lớn và tốt nhất trên thế giới, hiện đang xuất siêu trên toàn cầu.
Những khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế khu vực
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á đã mang lại cho khu vực này những khó khăn sau:
– Sự “đắc địa” của vị trí địa lý làm cho nền kinh tế khu vực luôn bị cạnh tranh, luôn bị nhòm ngó bởi các thế lực thù địch ngoài khu vực. Vì vậy, các nước trong khu vực phải có một sự nhạy bén nhất định với chính trị trong và ngoài nước. Thực hiện các chính sách ngoại giao mềm deo, tránh xung đột trực tiếp ảnh hưởng với chính trị, ngoại giao và kinh tế, … của quốc gia.
– Phần hải đảo ở khu vực này thường xuyên bị xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất.
– Do tính chất nhiệt đới của gió mùa, khu vực này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của