viết trải nghiệm dạy học gắn với di sản ở đài truyền hình thái bình , ai biết thì giúp với ạ
2 câu trả lời
Nhiều thông tin về những làng nghề truyền thống của Thái Bình như Nghề Chạm bạc Đồng Xâm, Làng nghề Chiếu Hới, Làng nghề mây tre đan...cũng được đưa vào giảng dạy trong chuyên đề. Đến nay, hoạt động này đã đi vào nề nếp, là phương pháp dạy học gắn những lí thuyết liên môn vào thực tiễn, giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức, hiểu sâu hơn về mảnh đất và con người Thái Bình.
Các thầy giáo, cô giáo là cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ khoa học xã hội và giáo viên dạy môn Lịch sử của 30 trường THCS trong huyện; cán bộ, giáo viên Trường THCS Tân Hòa và các em học sinh khối 8 của nhà trường cùng phóng viên Đài Truyền thanh huyện Vũ Thư về đưa tin.Chuyên đề được thực hiện với mục đích hướng tới kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lồng gắn với phong trào thi đua “Người tốt việc tốt báo công dâng Bác” bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Từ đó bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát triển di sản góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án Đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong đánh giá chất lượng dạy học, trong thi cử”. Đồng thời đa dạng hóa các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích qua đó bổ trợ kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học từ cấp trường, cấp cụm đến cấp huyện, góp phần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; phát hiện và bồi dưỡng các nòng cốt về chuyên môn,...Sau phần lễ dâng hương, nội dung giờ học với những sự kiện, những nhân vật lịch sử đã được tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn thông qua các hình thức múa hát, kể chuyện, đọc thơ, tìm hiểu, trao đổi,… Với những nỗ lực hết mình của thầy và trò Trường THCS Tân Hòa đã không ngừng tìm tòi sáng tạo dàn dựng kịch bản, miệt mài hăng say luyện tập và tích cực chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, một chuyên đề giàu ý nghĩa và bổ ích đã được thực hiện.Những câu chuyện tưởng như đã quá quen thuộc nhưng vẫn chạm tới trái tim mọi người ngay trên mảnh đất mà cách đây 52 năm đã in dấu chân Người về thăm Thái Bình lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời cách mạng vĩ đại của Bác. Như vẫn còn vẹn nguyên hình bóng Cha già qua từng hiện vật lịch sử như con thuyền gỗ đưa Bác cập bờ sông Cống Vực, chiếc đèn nhỏ Bác thắp ngồi làm việc chuẩn bị cho buổi làm việc sáng hôm sau với bà con tại đình Phương Cáp, xã Hiệp Hòa, chiếc giường gỗ đơn sơ ngay cạnh hầm trú ẩn Bác đã ngả lưng đêm ngày 31/12/1966,... Qua đó, những bài học được rút ra hết sức chân thật, sống động và có tính thuyết phục.