Viết một bài Khoảng 2/3 trang giấy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc nét sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của huyện Đan Phượng mà em biết

1 câu trả lời

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, những người con của quê hương Yên Dũng không ai không biết đến câu hát: “Yên dũng quê hương ta, đẹp như những đóa hoa. Đây ngọn núi Nham Biền đất Phượng Hoàng tung cánh …”

Vâng! Đúng vậy – Yên Dũng –Một vùng đất – Một địa danh quen thuộc đối với người dân Bắc Giang nói riêng và người dân xứ Bắc nói chung. Với 19 xã và 2 Thị trấn nhỏ, trung tâm của huyện là Thị trấn Neo. Nói tới Yên Dũng là ta nói tới 1 vùng quê huyền thoại, 1 vùng đất giàu truyền thống anh hùng. Từ bao đời nay vẫn nồng nàn hơi thở của nền văn hóa truyền thống Việt Nam.

Trải bao đời nay, mảnh đất địa linh này đã sinh ra những người con anh hùng làm rạng danh thêm cho mảnh đất vốn giàu truyền thống này.

Người dân Yên dũng ai cũng biết tới hai cha con  Đào Sư Tích và Đào Toàn Bân là 2 vị trạng nguyên nổi tiếng dưới triều Trần thế kỷ 14 là người con của Yên Dũng.

Thế hệ sau tiếp bước cha anh viết thêm trang sử vàng. Đó là những con người cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu tiêu biểu là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được lưu danh trong lịch sử  YD: Bác Trần Đình Hùng và Bác Lưu Viết Thoảng – người con ưu tú của xã Cảnh Thụy anh hùng.

Cùng với sự phát triển của đất nước, Yên Dũng cũng vươn mình đứng dậy sánh vai cùng các địa phương khác trong tỉnh, vững bước đi lên trên nền móng được cha ông tạo dựng từ bao đời nay.

Và những minh chứng cho sự trường tồn của vùng quê, cho nét đẹp của truyền thống văn hóa Yên Dũng chính là những “di tích- lịch sử - danh thắng của quê hương.”

    Dân gian có câu:

“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm

                           Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành”

Quả đúng như vậy, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một đại danh lam cổ tự, chốn tổ tôn thờ tam tổ sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, là trung tâm phật giáo lớn từ thế kỷ XIII đến nay, được ví như trường Đại học phất giáo đầu tiên của Việt Nam.

          Chùa Vinh Nghiêm còn được gọi theo tên thôn là chùa Đức La, hiện thuộc xã Trí Yên - huyện Yên Dũng, cánh thành phố Bắc Giang khoảng 18km về hướng Đông Nam. Chùa tọa lạc ở 1 vị trí thật đặc biệt. Đó là nơi hợp lưu của sông Lục Nam và Sông Thương (gọi là ngã ba Nhãn), chùa nhìn ra sông, bao quanh là núi non, trong đó có núi cô Tiên và dãy Nham Biền.

          Dân gian kể rằng: Xưa vua Trần Nhân Tông cùng đoàn tùy tùng đi xem xét các vị trí trọng yếu của đất nước, đã đến vùng Yên Dũng ta, ngựa của vua dừng không đi tiếp. Ngài hỏi ra mới biết có ngôi chùa cổ rất thiêng và đã đến tham quan. Vua cho rằng đây là duyên tiền định giữa ngài và chùa nên cho sửa sang, tôn tạo lại, đổi tên chùa là chùa Vĩnh Nghiêm (nghĩa là mãi mãi tôn nghiêm). Khi sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông đã chọn chùa làm nơi đào luyện tăng ni trong cả nước, chùa Vĩnh Nghiêm đã trở thành 1 trong 4 trung tâm phật giáo Trúc Lâm.

         

         Lối kiến trúc của chùa mang đậm nét đắc trưng miền Bắc cổ. Nó bề thế, cân xứng hài hòa mà không phải nơi đâu cũng có được.Khuôn viên chùa rộng và đẹp. Các cụm kiến trúc chính được sắp xếp theo 1 không gian tứ giác xác định theo trật tự từ hướng Nam đến hướng Bắc, gồm 5 tổ hợp kiến trúc chính là:

  • Tam quan
  • Tam bảo                              - Gác chuông
  • Nhà tổ đệ nhất                     - Nhà tổ đệ nhị

Và một số công trình khác. Chùa còn nổi tiếng bởi giá trị điêu khắc tinh tế, điêu luyện được thể hiện trong hệ thống tượng phật trên 100 pho. Rồi đến cả những đồ thờ tự cũng rất quý hiếm.

         

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm trở thành 1 trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của phật giáo Việt Nam. Bộ mộc bản này là những ván in tinh xảo, là hiện vật chứng minh chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm, hàng trăm ngôi chùa với hàng triệu tăng ni phật tử xưa nay, nhằm truyền bá tư tưởng cốt lõi của đạo phật, đồng thời góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tạo dựng tinh thần vui sống hòa bình, lạc quan ở mỗi con người.

          Mộc thư khố được lưu giữ tại 8 kệ sách trong điện chính của chùa. Chữ khắc trên đó là chữ Hán và Nôm. Nội dung chủ yếu ghi chép các kinh luật nhà phật, lịch sử hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm, chước tác của ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm, các tác phẩm thơ, phú, nhật ký, cách chữa bệnh bằng thuốc Nam, châm cứu….

          Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, kho mộc thư khố được coi là bảo vật quốc gia. Ngày 16/5/2010 tại Thái Lan, tổ chức UNESCO đã công nhận kho mộc bản của chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Và với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, kiến trúc…, chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

 

       Song hành cùng chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm có 1 di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt – đó là Chùa Kem thuộc xã nham Sơn huyện Yên dũng tỉnh Bắc Giang

            Chùa Kem cũng được người dân trong huyện, trong tỉnh biết đến : Chùa Kem có tên chữ là Sùng Nham Tự. Chùa Kem thuộc xã Hương Tảo, Tổng Hương Tảo huyện Việt Yên, trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc thôn Kem-  xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, cách thành phố Bắc Giang khoảng 12km về hướng Đông Nam. Chùa nằm trong khe núi Kem ở đầu ải Nham Sơn của dãy Nham Biền.

Thật kỳ vĩ, giữa vùng đồng bằng mênh mông sóng lúa lại nổi lên 1 dãy núi đồ sộ chạy dài như chiếc cầu thiên tạo nối đôi bờ của 2 con sông lớn: “Sông Cầu lơ thơ nước chảy; sông Thương trong đục đôi dòng” đó là dãy núi Biền sơn mà dân gian quen gọi là núi Nham Biền.

Theo sử sách thì dãy núi Nham Biền là dãy núi phía chót của dãy Huyền Đinh Yên Tử. Dãy núi có 99 ngọn trùng trùng điệp điệp chạy dài tới chục kilomet với huyền thoại về 99 con phượng hoàng gom đất tạo sơn làm nên thế đất kỳ vĩ và thơ mộng này. Núi sông, sông núi như 1 cặp tình nhân chung thủy song hành hiện hữu cùng với lịch sử của 1 miền quê.

          Chùa Kem được xây dựng trên 1 địa thế đẹp phong cảnh“ sơn thủy hữu tình” ba mặt có núi che chở, ở giữa có dòng suối mát khai thông, xa xa phía trước là dòng sông Cầu hiền hòa.Thế đất thật hợp với phong thủy của người xưa. Xung quanh chùa cây cối xanh tốt quanh năm, tạo cho cảnh Thiền thêm phần u tịch, thâm nghiêm.

          Danh lam cổ tự này được xây dựng vào năm Đinh Tỵ (1557) thời vua Lê Anh Tông. Người có công trong việc hưng công chùa là vị sư tổ Hoàng Thị Tuế, bà theo phái Trúc Lâm. Sau khi xây dựng 18 năm ngôi chùa được mở mang thêm phần khang trang, rộng lớn. 20 năm sau khi mất, các tăng ni xây tháp Sùng Nham làm nơi yên nghỉ của ngài.Và sau này các vị sư trụ trì chùa viên tịch cũng đều được đệ tử xây tháp phụng thờ. Vì thế, trong khuôn viên chùa còn gần chục ngọn tháp cổ góp phần làm  cho cảnh quan khu di tích thêm quy mô, trang nghiêm, cổ kính.

          Khi mới xây dựng, chùa Kem có bố cục theo kiểu“ nội công ngoại quốc” gồm tòa Tiền đường,Thượng điện, phía sau là Nhà tổ, hai bên tả hữu là 2 dãy nhà làm ký túc xá cho các tăng ni học kinh phật, ở tại đây và nhà soạn cỗ bàn mỗi khi chùa có công việc lớn.Toàn bộ khu nội tự được bao bọc bởi hệ thống đắp đất ốp đá nhám (màu nâu đỏ).

          Đến năm 1906, vị sư trụ trì là Đàm Tích đã hưng công cùng Tăng ni phật tử tu sử lại toàn bộ ngôi chùa. Chùa Kem có kiểu kiến trúc hình chữ đinh, tạo nên phong cách nghệ thuật đan xen giữa triều Lê và Triều Nguyễn. Chùa vẫn giữ được như vậy đến ngày nay. Trong chùa còn bảo lưu nhiều di vật có giá trị lịch sử văn hóa như hệ thống tượng thờ, các đồ thờ, các di sản Hán, Nôm gồm câu đối, hoành phi, bia đá…