viết essay gồm mấy phần

2 câu trả lời

3 phần nha bạn 

introduction

body 

conclusion

1.  Cấu trúc bài essay

Một bài essay điển hình gồm có những nội dung sau đây:

– Tiêu đề Trang – Phần này bao gồm tiêu đề của bài tập; tên của bạn; tên khoá học, và ngày tháng năm.

– Phần mở bài (Introduction Paragraph): Đưa ra chủ đề cho bài luận và nêu lý do tại sao người đọc nên quan tâm đến chủ đề của bạn

– Phần thân bài (Body Paragraph): Triển khai phân tích và đưa ra những lý luận, dẫn chứng chứng minh

– Phần kết luận (Conclusion Paragraph): Đưa ra tóm tắt ngắn gọn

– Phần tham khảo (References)

Nhìn chung, một bài essay có cấu trúc khá giống với bài văn mà chúng ta vẫn thường hay làm. Dưới đây Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ cho bạn cách làm chi tiết từng phần.

2. Cách viết phần mở bài (Introduction Paragraph)2.1. Introduction Paragraph là gì?

Một bài văn thông thường bao gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, và Kết luận. Trong đó, phần mở bài đóng vai trò giới thiệu topic hay ý chính sẽ được đề cập đến trong toàn bài. Phần mở bài phải đáp ứng được yêu cầu: sau khi đọc xong Mở bài, người đọc có thể biết được hay hình dung được điều gì tác giả sẽ nói đến trong toàn bài.
Một bài Assignment hay Essay thường thảo luận và/hoặc đưa ra ý kiến của chúng ta về một vấn đề gì đấy. Phần mở bài (introduction paragraph) của một bài Assignment/Essay đơn giản là nêu ra vấn đề này – thông báo cho người đọc chúng ta sẽ viết về vấn đề này.

2.2. Cách viết Introduction Paragraph

Phần trên chúng ta đã phân tích, phần mở bài đơn giản đóng vai trò nêu ý chung của toàn bài. Phần mở bài thường bao gồm các phần:

Phần 1: Một vài câu tổng quan để dẫn dắt vấn đề – đơn giản nhất là paraphrase đề bài (đôi lúc có thể đi ngay vào vấn đề mà không cần phần dẫn dắt)

Phần 2: Thesis statement.

Phần 3: Tóm tắt các ý bảo vệ cho quan điểm trong Thesis statement một cách chung nhất (đây là các ý sẽ được triển khai cụ thể trong Body paragraphs)

Phần quan trọng nhất trong mở bài là Thesis statement. Các phần khác có thể không có, nhưng câu Thesis statement bắt buộc phải có. Nếu thiếu Thesis statement, phần mở bài được coi như không làm đúng vai trò.
Vậy câu Thesis Statement là gì?
Định nghĩa cuả Thesis Statement như sau: The Thesis statement is the sentence that tells the main idea of the whole essay. 
=> Thesis statement là câu nêu lên ý chính cho toàn bài luận.
Thesis Statement: nôm na là 1 câu gói gọn tất cả những gì bạn muốn viết ở Body. Body có bao nhiêu ý, bạn cần liệt kê bấy nhiêu trong Thesis Statement. Nếu không có Thesis statement thì sau khi đọc phần mở bài, người đọc không biết được ý chính của toàn bài là gì – tức là không biết được tác giả sẽ viết gì trong các phần tiếp theo.

2.3. Yêu cầu đối với Introduction Paragraph

+ Phải nêu được ý chính của toàn bài được thể hiện trong Thesis Statement.

+ Ý này phải trả lời đúng và đủ cho yêu cầu đề bài.

Lưu ý: Phần dẫn dắt hay nêu ý support cho quan điểm có thể thiếu, nhưng phần “Thesis statement – trả lời cho yêu cầu đề bài” thì không thể thiếu. Nếu phần mở bài không nêu rõ được ý này thì phần mở bài coi như không có ý nghĩa gì ( tức là ta sẽ không có điểm cho phần này

2.4. Cách kiểm tra lỗi Introduction Paragraph

Sau khi viết xong Introduction Paragraph, bạn phải xem nó đã đáp ứng được yêu cầu chưa. Cách làm như sau:

Bước 1: Đọc lại paragraph và xác định câu Thesis statement (nếu làm trên Word có thể in đậm câu thesis statement).

Bước 2: Đối chiếu câu Thesis statement với yêu cầu đề bài xem câu Thesis statement đã trả lời hết các yêu cầu của đề bài chưa.

Bước 3: Nếu câu Thesis statement không trả lời theo yêu cầu hoặc trả lời thiếu yêu cầu đề bài thì cần phải viết lại hoặc bổ sung câu Thesis statement.

Nội dung kiểm tra bao gồm:

  • Đã có Thesis statement chưa?
  • Thesis statement có trả lời đúng và đủ yêu cầu đề bài chưa?

Bạn không thể tự làm bài tập assignment hoặc không có thời gian làm, hãy sử dụng dịch vụ viết assignment của Tri Thức Cộng Đồng. Chúng tôi nhận làm bài assignment mọi chuyên ngành: Business Assignment, Cost Accounting Assignment, Finance Assignment, MBA Assignment, Project Management Assignment, Marketing Assignment, Risk Management Assignment, Strategic Management.

3. Cách viết Body Paragraph3.1. Thế nào là Body Paragraph

Paragraph dịch ra trong tiếng Việt nghĩa là một “đoạn văn”.

Như thế nào là một “paragraph”?

Định nghĩa: Một đoạn văn (paragraph) được định nghĩa là một tập hợp câu phát triển một ý tưởng chính, nói cách khác, đoạn văn phát triển một chủ đề (topic).

Chủ đề của một đoạn văn có thể hiểu nôm na là điều mà đoạn văn muốn nói tới.

3.2. Cấu trúc Body Paragraph

Một đoạn văn bao gồm 2 phần chính:

Câu chủ đề (Topic sentence): Là câu nên lên ý chính mà đoạn văn muốn nói tới.

Các ý support (supporting details): Là các câu phát triển câu topic sentence hay phát triển ý chính.

Chủ đề của một đoạn văn thường được giới thiệu trong câu chủ đề – câu chủ đề chứa “ý tưởng chủ đạo”; nó sẽ điều khiển những gì mà các câu trong đoạn sẽ thảo luận. Tất cả các câu trong đoạn sẽ liên quan và phát triển xung quanh “ý tưởng chủ đạo”.

3.3. Các bước viết Body Paragraph

Bước 1: Xác định chủ đề chính của paragraph hay ý tưởng chủ đạo của paragraph.

Trước khi bắt đầu viết 1 paragraph, chúng ta phải xác định một cách rõ ràng paragraph sẽ nói về vấn đề gì hay mục đích của paragraph là gì (Trả lời cho câu hỏi What?).

Vấn đề chính được thể hiện trong câu topic sentence.

Bước 2: Xây dựng đoạn văn

Sau khi đã xác định được ý tưởng hay chủ đề chính của đoạn văn, bước tiếp theo sẽ là nêu ra những ví dụ, dẫn chứng hay lập luận để hỗ trợ, làm rõ, minh họa, giải thích hay chứng minh cho ý tưởng đó. Chúng ta thường sử dụng những chi tiết thực tế để “support” (hỗ trợ) cho luận điểm chính.

Những chi tiết đó có thể là những chi tiết thực tế từ các nguồn tài liệu như tạp chí, báo, sách; có thể là những điều mà chúng ta hay ai khác quan sát thấy; những ví dụ trong thực tiễn hay bản thân trải nghiệm, …

Như vậy, trước khi viết một paragraph chúng ta cũng phải note ra giấy các ý support cho chủ đề chính.

Bước 3: Tổ chức các ý thành một paragraph (trả lời cho câu hỏi How?)

Sau khi gạch ra được các ý support cho chủ đề chính, chúng ta phải tổ chức các ý đó thành một paragraph. Tùy vào mỗi dạng và mục đích của paragraph sẽ có các cách tổ chức khác nhau.

3.4. Yêu cầu đối với Body Paragraph

Unity (Tính nhất quán)

Như đã đề cập ở các phần trước, mỗi câu trong một đoạn văn phải liên quan đến chủ đề và phát triển “ý tưởng chủ đạo” của đoạn. Nếu một câu không liên quan hay phát triển ý tưởng đó, nó trở nên “irrelevant” (không thích hợp) và cần phải được lược bỏ.

Coherence (Tính mạch lạc)

Một đoạn văn cần phải có tính mạch lạc hay “coherence”.

Thế nào là một đoạn văn mạch lạc?

Một đoạn văn mạch lạc là đoạn chứa các câu văn được sắp xếp một cách logic và có mạch văn trôi chảy. Nếu như tính nhất quán liên quan đến ý tưởng đoạn văn thì tính mạch lạc liên quan đến cách tổ chức và phát triển các ý trong đoạn văn.

Sự sắp xếp một cách logic liên quan đến thứ tự của các câu văn và các ý tưởng. Có rất nhiều cách để sắp xếp các câu, tùy thuộc vào mục đích của bạn.Ví dụ, nếu bạn muốn mô tả một câu chuyện xảy ra trong phim (cốt truyện), bạn sẽ sắp xếp các câu văn theo đúng trình tự các hành động trong phim, từ đầu đến cuối, theo đúng trình tự. Theo một cách khác, nếu bạn muốn mô tả một khoảnh khắc ly kỳ nào đó trong phim, bạn phải lựa chọn một vài khoảnh khắc và quyết định một thứ tự hợp lý để kể – có thể giới thiệu vài cảnh ít hấp dẫn trước và cảnh hấp dẫn nhất sẽ nói sau cùng để tạo ra sự hồi hộp. Một đoạn văn vẫn có thể trở nên rời rạc ngay cả khi các ý tưởng đã được sắp xếp theo một trình tự logic. Đôi khi, trong lúc viết bài các học viên nhớ ra điều gì đó mà họ muốn nói trước và cứ thế đem vào bài viết của họ. Đáng tiếc, các câu này thường kết thúc một cách lạc lõng.

3.5. Cách check lỗi paragraph

Sau khi bạn viết một đoạn văn, hãy kiểm tra xem đoạn văn của bạn có thỏa mãn các yêu cầu sau không:

– Đoạn văn của bạn có câu chủ đề “topic sentence” nêu ra ý chính hay ý tưởng chủ đạo của cả đoạn không?

– Đoạn văn của bạn có nhất quán – nghĩa là, các câu trong đoạn có “support” cho “ý tưởng chủ đạo” không?

– Đoạn văn của bạn có mạch lạc – nghĩa là, các câu trong đoạn có được sắp xếp hợp lý và trôi chảy không?

Một đoạn văn tốt thì phải thỏa mãn cả 3 yêu cầu trên – tức là câu trả lời cho cả 3 câu hỏi trên là YES. Nếu một trong những yêu cầu trên không đáp ứng, bạn cần phải sửa lại paragraph cho đến khi thỏa mãn được cả 3 yêu cầu.

4. Cách viết phần kết bài (Conclusion Paragraph)4.1. Conclusion Paragraph là gì?

Conclusion paragraph hay phần kết bài có vai trò tóm tắt lại những gì mình đã viết trong bài. Nhìn vào các công thức dưới đây, bạn có thể dễ dàng hiểu được vai trò của Conclusion Paragraph:

Introduction paragraph = Introduction + Thesis statement

Conclusion paragraph = Rephrased thesis statement + Conclusion.

4.2. Cách viết Conclusion Paragraph

Thông thường, một Conclusion paragraph gồm 3 câu:

Topic sentence: Tổng kết lại ý trong Thesis statement ở phần mở bài. Trong phần kết bài lưu ý không được nêu lên một ý mới.

Supporting sentences: Tổng kết lại  những ý đã nói trong phần thân bài (tương tự phần nêu tóm lược các lý do trong phần mở bài).

Closing sentence: Câu mở rộng chủ đề (câu này có thể có hoặc không)

4.3. Yêu cầu đối với Conclusion Paragraph

Một yêu cầu cơ bản đối với phần kết bài là câu topic sentence tóm tắt lại được những gì đã viết trong bài Essay – nêu lại ý của Thesis statement trong mở bài. Nếu không có câu topic sentence này thì phần kết bài sẽ không hoàn thành nhiệm vụ là một conclusion paragraph.

4.4. Cách kiểm tra đối với Conclusion Paragraph

Sau khi viết xong Conclusion paragraph, chúng ta phải xem phần thân bài đó đã viết đúng chưa. Cách làm như sau:

Bước 1: Đọc lại paragraph và viết lại ra giấy câu Conclusion – tức là câu Topic sentence (nếu làm trên Word có thể in đậm).

Bước 2: Đối chiếu câu Conclusion với câu Thesis statement xem nó có diễn đạt lại ý của Thesis statement không (hoặc đối chiếu với yêu cầu đề bài xem nó có trả lời hết các yêu cầu đề bài không).

Bước 3: Nếu ý trong câu Conclusion khác với ý trong câu Thesis statement (không trả lời theo yêu cầu hoặc trả lời thiếu yêu cầu đề bài) thì cần phải viết lại hoặc bổ sung câu Conclusion.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm