Viết ĐOẠN VĂN thuyết minh về 1 TÁC PHẨM VĂN HỌC văn học trong lớp 8 học kì 1 LƯU Ý LÀ KHÔNG CHÉP MẠNG, CÓ THỂ CHỤP TỪ TRONG VỞ CỦA BẠN RA NHƯNG KHÔNG CHÉP MẠNG, MÌNH COPY PHÁT LÀ RA LUÔN
2 câu trả lời
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực luôn viết về những người nông dân nghèo đói và những người tri thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội. Tuy sau này trren con đường công tác ông đã hi sinh nhưng ông đã để lại các tác phẩm nổi tiếng ko thể nhắc đến như Chí Phèo, đời thừa và ko thể ko kể đén Lão Hạc. Lão Hạc là một câu chuyện được ông viết về người nông dân trong hoàn cảnh nạn đói, cuộc sống lúng túng, người vợ mất sớm và người con duy nhất bỏ nhà ra đi nơi khác kiếm sống. Bài văn viết cận cảnh nhân vật Lõa Hạc nghèo đói, sống vs cậu Vàng. Xoay quanh câu chuyện bán chó đã cho ta thấy tấm lòng yêu thương của lão hạc đối vs động vật và muốn hoàn thành bổn phận người làm cha tuy đang sống trong cảnh nghèo đói. Chính vì điều đó Lão Hạc đã chọn cái chết ra đi, bán đi cậu Vàng để nó được sống tốt hơn và lấy số tiền bán được đó cùng vs toàn bộ tài sản lão có đc là mảnh vườn nhỏ để lại cho cậu con trai . Thấm đẫm nước mắt tác giả đã miêu tả rõ đc hình ảnh nhừng người nông dân rơi vào đừơng cùng thời bấy giờ.
#có tham khảo phần chú thích sách giáo khoa và một số dàn ý.•ω•
Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.
Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…