viết đoạn văn theo cấu trúc tổng phân hợp phân tích hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú khổ 1-4
2 câu trả lời
Tác giả Thế Lữ chính là nhà thơ mới nhất của phong trào thơ mới. Bằng những tác phẩm của mình, Thế Lữ là người phất cờ và đặt nền móng cho phong trào thơ mới. Thơ của ông luôn mang nặng nỗi lòng thương người và hoài cô sâu sắc. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông là bài thơ “Nhớ rừng” được in trong tập “Mấy vần thơ” năm 1935. Bài thơ dã mượn lời con hổ để diễn tả sự chán ghét đối với thực tại tầm thường, giả dối cùng khát vọng tự do của người Việt Nam lúc bấy giờ. Trong đó đoạn 1 đã diễn tả được cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. Ngay từ câu đầu của khổ 1, tác giả đã diễn tả hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một món đồ chơi trong mắt chúa sơn lâm. “Gậm một khố căm hờn trong cũi sắt”. “Gậm” là một từ độc đáo cho thấy sắc thái cảm xúc thay vì từ “gặm” thông thường.Ở đây, người đọc thấy được nỗi căm hờn tích tụ thành khối lâu ngày và gặm nhất, giết chết sinh lực của chúa sơn lâm. Hình ảnh “ta nằm dài” cho người đọc vẫn thấy được cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chua tể, nhưng trong sự ngạo ngễ ấy là sự ngao ngán thực tại tầm thường và bất lực vô vọng của hổ. Bên cạnh đó, hình ảnh “khinh lũ người kia” đã thể hiện được sự khinh thường cảnh tượng xung quanh tầm thường và “bọn gấu dở hơi” của hổ. Dường như, trong nỗi niềm uất ức trào dâng bấy lâu nay đã tích tụ thành khối không thể hóa giải được. Sự tầm thường, giả dối xung quanh đã làm cho con hổ thấy chán chường và bất lực. Trong khổ 1, từ ngữ, h/ả chọn lọc, giọng thơ u uất đã diễn tả tâm trạng con hổ giống tâm trạng của người dân mất nước. Đến đoạn thơ thứ 4, người đọc vẫn thấy được hoàn cảnh bị tù đày, giam hãm của hổ. Đối với hổ, cảnh tượng xung quanh chẳng có gì thay đổi mà chỉ có sự giả dối, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang. Những thứ như "hoa chăm, cỏ xén......cây trồng" là những hình ảnh tầm thường của thực tại giả dối trong mắt hổ. Hay hình ảnh chẳng thông dòng, mô gò thấp kém" cho thấy thái độ chán ghét tột cùng của hổ với cạnh tượng, cuộc sống tầm thường, giả dối này. Người đọc có thể liên hệ được cảnh vườn bách thú chính là thực tại của xã đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ của người dân với xã hội đó, là sự chán ghét căm ghét trong bất lực, vô vọng, khát khao những ngày tự do.
`➩` Tóm lại, bài thoe Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ đã thể hiện được hoàn cảnh bị nhốt trong vườn bách thú và sự chán ghét của chúa sơn lâm với cạnh tượng vườn bách thú giả dối, tầm thường. Đồng thời đó cũng chính là tâm trạng của người đan Việt Nam đối với xã hội đương thời do Pháp cai trị lúc bấy giờ.
$#Ri$
Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới với 1 hồn thơ dồi dào và đầy lãng mạn. Ông là người đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới. Nhớ Rừng là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. Đoạn 1 và 4 của bài thơ cho thấy cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. Con hổ từng là chúa tể của cả muôn loài nay sa cơ bị giam trong cũi sắt để làm trò lạ mắt cho con người, chịu ngang bầy với những con tầm thường như gấu, báo. Con hổ vô cùng căm tức, buồn chán nhưng đành buông xuôi, bất lực ” nằm dài trong ngày tháng dần qua “. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ thật đáng khinh, đáng ghét, đáng chán. Cảnh ở đây do bàn tay con người tạo ra nên rất tầm thường, giả dối, đơn điệu, không như thế giới tự nhiên nơi con hổ ngự trị trước đây: ” Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, nước giả suối..”. Qua trên ta thấy được cảnh con hổ khi bị giam cầm, muốn thoát ra khỏi sự tù túng ngoài ra nó còn thể hiện cảnh vườn bách thú dưới cái nhìn của con hổ chính là thực tại xã hội được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn của Thế Lữ.