Viết đoạn văn qui nạp khoảng 10-12 câu phân tích khổ cuối bài thơ: " Đoàn thuyền đánh cá", trong đoạn văn có sử dụng câu ghép, phép thế ( gạch chân, chú thích rõ)
2 câu trả lời
Bài thơ khép lại bằng cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh. Vẫn tiếng hát vang lên căng buồm - tiếng hát trở niềm vui thắng lợi sau một chuyến đánh bắt may mắn, tôm cá đầy khoang. Đoàn thuyền hào hứng chạy đua tốc độ với thời gian, với mặt trời, với ngày mới đã bắt đầu. Hình ảnh mặt trời đội biển nhô lên trên sóng nước xanh lam thật đẹp hùng vĩ và tráng lệ "Mặt trời đội biển nhô màu mới". Còn hình ảnh "mắt cá huy hoàng muôn dặm" chủ yếu là bắt nguồn từ tưởng tượng, sáng tạo của nhà thơ. Mắt cá huy hoàng là thành quả lao động, huy hoàng ánh sáng mặt trời, sáng rực tự hào, lộng lẫy muôn dặm khơi của đoàn thuyền đánh cá đang nối đuôi nhau trở về. Sự giao thoa giữa hai nguồn cảm hứng: vũ trụ và cảm hứng cách mạng – ca ngợi người lao động đã tạo cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ, độc đáo, thực mà mộng, biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên. Khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung phải chăng là niềm vui của nhà thơ trước cuộc sống mới, con người lao động mới?
Viết đoạn văn qui nạp khoảng 10-12 câu phân tích khổ cuối bài thơ: " Đoàn thuyền đánh cá", trong đoạn văn có sử dụng câu ghép, phép thế
LÀM
Ở khổ thơ cuối của bài thơ: " Đoàn thuyền đánh cá", tác giả đã thể hiện được hình ảnh của đoàn thuyền khi ra khơi đánh cá. Cách viết "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" đã gợi cho em sự phiêu du, lãng mạn, tinh thần lao động, lạc quan, hòa mình với thiên nhiên của những ngư dân. Ở họ, em thấy được tinh thần lạc quan tuyệt đối, lãng mạn phiêu du, có vầng trăng và gió biển bầu bạn trên hành trình đánh cá của mình. Tất cả như tạo nên một hành trình hòa mình với thiên nhiên của những ngư dân. Hình ảnh thơ "Lướt giữa mây cao với biển bằng" cho thấy khí thế sục sôi, hào hứng của những ngư dân đánh cá, đồng thời em cũng thấy được hình ảnh con thuyền lướt phăng phăng trên đại dương rộng lớn để đem về những mẻ cá nặng trĩu tay của những ngư dân. Hai câu thơ cuối "Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng" là những câu thơ sử dụng bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa. Chiếc thuyền của những ngư dân phải đi rất xa để dò những vùng biển nhiều cá. Chao ôi, họ còn như những chiến binh dàn đan thế trận để tung lưới bắt cá! Từ đó, em cảm tưởng đây không phải là một cuộc đánh cá đơn thuần mà nó là một trận chiến thực sự hào hứng và tràn ngập hứng khởi của những ngư dân. Tóm lại, nhà thơ đã diễn tả được sự hào hứng và hình ảnh ra khơi lãng mạn, tràn đầy hứng khởi của những ngư dân.